Nuôi thỏ kết hợp giun quế tăng thu nhập, sạch môi trường

Đến thăm khu chăn nuôi hơn 300 cặp thỏ của gia đình anh Chung, chúng tôi không thấy có mùi khó chịu như một số nơi nuôi thỏ thông thường. Anh Chung giải thích: “Toàn bộ chất thải của thỏ đều được tận dụng làm thức ăn cho giun quế nên mùi hôi hám không còn”.
Anh thiết kế chuồng nuôi cách mặt đất gần 1 mét, phía dưới là các luống giun rộng 1,2 - 1,5mét, cao chừng 16 - 17cm được xây cay bao quanh. Khoảng cách giữa các dãy chuồng nuôi thỏ 60cm. Phương pháp này giúp cả hai loài vật đều sinh trưởng tốt, khỏe mạnh. Trước hết là do gầm chuồng thỏ luôn râm mát nên giun sinh sôi nhanh. Chất thải của thỏ được phân giải hết nhờ những con giun quế đã tạo môi trường trong lành hơn nên thỏ cũng lớn nhanh, không bị bệnh nấm hay ghẻ như trước đây.
Tuy nhiên cần chú ý bổ sung mùn cưa, phun nước nhỏ giọt vào luống nuôi giun để tạo độ ẩm. Thời điểm này, giá bán thỏ giống 120 nghìn đồng/đôi, 80 nghìn đồng/kg thỏ thương phẩm, trừ chi phí anh thu về gần 10 triệu đồng/tháng. Lượng giun thu được, anh đã sử dụng một phần làm thức ăn chăn nuôi gia cầm của gia đình, số còn lại bán cho các hộ chăn nuôi và các đại lý kinh doanh mồi câu cá trong tỉnh thu về gần 70 triệu đồng/năm.
Anh Chung cho biết: “Thực tế nuôi thỏ kết hợp với nuôi giun đã tiết kiệm được chi phí đầu tư về nguồn thức ăn chăn nuôi gia cầm cũng như giảm công dọn chuồng trại lại tăng thu nhập. Áp dụng cách làm này sức khỏe người chăm sóc vật nuôi được bảo đảm an toàn do chuồng trại luôn sạch sẽ, thông thoáng”.
Related news

Mấy ngày qua, nhóm thương lái người Quảng Ninh tới hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn (tỉnh An Giang) thu mua cây thốt nốt bán sang Trung Quốc. Trước đó các địa phương này cũng đã từng bắt nhóm người thu mua cây thốt nốt trái phép.

Các loại bệnh của cá phát triển mạnh nhất vào mùa xuân và đầu hè, do đó phải có biện pháp dùng thuốc phòng ngừa dịch bệnh nhằm hạn chế tổn thất.

Tại Long An, ngày 21.9 Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG) tổ chức hội thảo kết quả Dự án “Áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật SRI nhằm nâng cao hiệu quả và góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa”.

Có người ví, Hưng Yên là một cửa ải mà giống lúa nào vào được thì có thể tự tin bán ở bất cứ tỉnh nào khác, giống lúa M1-NĐ là một ví dụ điển hình.

Mối quan hệ giữa nông dân và HTX còn lỏng lẻo, nông dân chưa mê HTX là những vấn đề còn tồn tại trong kinh tế tập thể.