Nuôi lợn gia công lãi tiền tỷ

Ông Thu vốn là bộ đội xuất ngũ, gia đình chỉ trông vào 2 sào ruộng, khó khăn chồng chất khó khăn.
Năm 1993, xã có chủ trương chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ông Thu xin thầu lại diện tích đất xấu, bỏ hoang, rồi thuê, mua thêm dần dần được tới 8ha đất.
Ông làm gạch thủ công để mưu sinh, nhưng cuộc sống cũng chẳng khấm khá lên là mấy.
Năm 2008, sau nhiều đêm trăn trở ông quyết định bỏ nghề làm gạch, đầu tư nuôi lợn gia công cho Công ty Babaco. “Cũng may lứa lợn đầu tiên tôi đã thành công, với 600 con lợn thịt, trừ chi phí lãi gần 200 triệu đồng” - ông Thu cho biết.
Ông Nguyễn Văn Thu chăm sóc đàn lợn được nuôi theo hệ thống hiện đại, mỗi năm mang lại cho ông hàng tỷ đồng.
Chăn nuôi có lãi, vợ chồng ông càng có động lực, quyết tâm dùng hết tiền lãi và vay thêm ngân hàng, anh em, bạn bè để làm ăn lớn.
Chỉ trong một thời gian ngắn, khu ruộng bỏ hoang đã biến thành trang trại hiện đại. Từ chỗ chỉ nuôi 600 con lợn thịt/lứa, dần ông nuôi tăng lên 2.000, rồi 4.000 con…
Năm 2010, trang trại 8ha của ông không còn đủ sức chứa nữa, ông lại mua thêm 12ha ruộng bỏ hoang của bà con ở gần đó, nâng tổng diện tích trang trại lên 20ha, trong đó 1/3 là khu chuồng trại, còn lại là hồ cá.
Ông Thu cho biết, hiện ông đang nuôi khoảng 14.000 con lợn thịt gia công cho Dabaco, trung bình mỗi năm xuất khoảng 3.000 tấn lợn hơi, trừ chi phí lãi khoảng 1,5 tỷ đồng.
Ngoài ra ông còn nuôi riêng 110 lợn nái, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 2.000 con giống, doanh thu khoảng 2,2 tỷ đồng, trừ chi phí lãi khoảng 600 triệu đồng và hàng chục tấn cá các loại mỗi năm, trừ chi phí lãi khoảng 200 – 300 triệu đồng.
Hiện trang trại của ông Thu đang tạo việc làm cho 40 lao động, với mức lương từ 4 - 10 triệu đồng/người/tháng.
Trong nhiều năm qua, không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Thu còn giúp nhiều hộ nghèo mua lợn giống trả chậm. Nhờ đó mà nhiều gia đình đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Phòng Kinh tế TP. Quy Nhơn (Bình Định) cho biết: Trong 3 tháng đầu năm 2015, các hộ ngư dân làm nghề ương nuôi tôm hùm giống ở xã Nhơn Hải và phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn đã thả ương nuôi hơn 156.200 con tôm hùm giống, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2014.

Cá rô phi được Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định là một trong 4 đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trên cả nước. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh nghiệm nuôi cùng cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến tương đối tốt nên Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển mạnh nghề nuôi và chế biến xuất khẩu cá rô phi.

Ngày 27-4, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Đoàn cơ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) triển khai thực hiện công trình thanh niên “Mô hình trồng rong sụn biển và hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ dân”.

Ở ĐBSCL, cá tra, tôm nước lợ là hai mặt hàng thủy sản XK chủ lực. Qua 3 tháng đầu năm 2015, tín hiệu từ vùng nuôi và thị trường XK không lạc quan như mong đợi.

Ban chỉ đạo điều tiết nước tỉnh Bạc Liêu vừa thông báo lịch điều tiết nước 15 ngày đầu tháng 5. Việc mở, đóng cống ở vùng mặn và vùng ngọt nhằm trữ nước ngọt phục vụ sản xuất lúa hè thu, bảo đảm nước mặn cho vùng nuôi tôm phía Bắc Quốc lộ 1A.