Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Nuôi hươu lấy nhung vừa nhàn vừa lãi lớn

Nuôi hươu lấy nhung vừa nhàn vừa lãi lớn
Tác giả: HÂN MINH
Ngày đăng: 12/03/2016

Qua thực tế 8 năm nuôi hươu sao lấy nhung, anh cho rằng mô hình này rất phù hợp với lao động lớn tuổi ở nông thôn.

Sau khi đi tham quan, học hỏi nhiều mô hình trang trại, nhận thấy mô hình nuôi hươu sao phù hợp với hoàn cảnh gia đình, anh Tám quyết định mua hươu sao giống về nuôi. Qua 8 năm gắn bó với con hươu sao, anh đã có của ăn của để đồng thời tích lũy được nhiều kinh nghiệm nuôi loài hoang dã này.

Mới đầu, anh nhập 14 con hươu sao từ Ấn Độ qua đường tàu biển. Giá khá đắt, trên 40 triệu đồng/con. Trung bình mỗi con nặng khoảng 20kg. Tuy nhiên, do không quen điều kiện thời tiết, khí hậu ở địa phương nên đàn hươu nhập ngoại của anh Tám chết một nửa. Sau đó, anh lặn lội vào huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) để nhập giống. Hươu cái khoảng 10 triệu đồng/con, còn con đực đẹp, hứa hẹn sẽ cho nhung tốt thì giá có thể gấp đôi, khoảng hơn 20 triệu đồng/con.

Đến đầu năm nay, gia đình anh có 24 con hươu sao cả đực và cái. Vừa qua, anh bán 16 con, còn lại 8 con, trong đó có 1 con cái sắp đẻ.

Anh Tám cho biết, hươu cái 2 tuổi thì bắt đầu sinh sản. Mỗi năm, hươu cái đẻ một lần. Còn hươu đực 2 năm tuổi bắt đầu cho nhung. Lộc nhung bắt đầu mọc vào mùa xuân. Từ khi nhung mọc đến khi cắt được khoảng 45 ngày. Mỗi năm 1 con cho nhung 1 lần. Năm đầu tiên thì hươu cho nhung ít, khoảng 150gr, năm sau tăng lên 300gr, năm tiếp theo cho 500gr, từ năm thứ 6 - 8 trở đi thì cho ổn định khoảng 700 - 800gr mỗi năm. Hươu có thể cho nhung từ 15 - 20 năm, có khi lên tới 25 năm.

Hiện anh Tám bán nhung hươu với giá 20 - 25 triệu đồng/kg. Hươu giống thì anh bán với giá khoảng 15 triệu đồng một cặp cái và đực (mới đẻ).

Theo đánh giá của anh, nuôi hươu phải đầu tư vốn lớn nhưng sản phẩm bán dễ, thị trường ổn định, giá cao. Lượng nhung hươu của gia đình anh không đủ đáp ứng các nơi đặt hàng, kể cả khi chuồng nuôi có nhiều nhất là 26 con hươu. Không chỉ thương lái đến mua nhung, anh còn bán cho các hiệu thuốc đông y, người dân từ nhiều nơi mua làm thuốc… Gia đình anh thu lợi nhuận từ nuôi hươu trên 200 triệu đồng/năm.


Chuồng nuôi hươu sao của gia đình anh Tám

Anh Tám kể, nuôi hươu sao rất nhàn. Bình thường hươu chỉ ăn các loại cỏ, lá cây như lá sắn, xoan, bạch đàn, keo… Nếu trong chuồng có 20 con hươu thì mỗi ngày chỉ cần 2 giờ đồng hồ đi kiếm cỏ, lá về cho hươu ăn.

Chúng cũng không ăn nhiều, mỗi con chỉ ăn 3 - 4kg cỏ, lá một đêm, ngày thì không ăn. Anh Tám trồng thêm cỏ voi, cây xoan trong vườn nên không mất nhiều công đi kiếm thức ăn cho hươu. Trừ những lúc hươu mọc nhung, thời gian còn lại chủ nuôi không phải mất chi phí thức ăn.

Đến lúc hươu bắt đầu mọc nhung thì cần chế độ chăm sóc đặc biệt hơn để nhung đạt trọng lượng, chất lượng cao hơn. Khi đó, anh Tám không cho hươu ăn các loại lá thập cẩm nữa mà ăn thức ăn bổ dưỡng hơn như quả chuối, ngô, cà rốt…

Đặc biệt, “khi hươu ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng như vậy thì phải cho ăn thêm lá xoan, nếu không có lá xoan trong khẩu phần ăn thì hươu sẽ ăn ít đi khiến cho cơ thể hươu ít được bồi dưỡng hơn, nhung kém hơn”, anh Tám chia sẻ.

Tính ra, mỗi lần hươu cho nhung thì anh đầu tư khoảng 1 triệu đồng tiền thức ăn bồi dưỡng cho mỗi con. Sau khi cắt nhung xong thì lại cho hươu ăn cỏ, lá cây như bình thường.

Anh Tám làm hai chuồng riêng cho hươu, một chuồng nhốt riêng những con đang lên nhung để đến lúc bắt hươu cắt nhung dễ hơn, chuồng kia nhốt những con còn lại. Chuồng trại làm bằng gỗ, nền 2 đáy để thoát nước tốt, khô ráo.

Về chăm sóc, anh Tám cho hay, hươu chịu được nóng chứ không chịu được rét. Vì thế, về mùa đông, chuồng trại cần được che chắn kỹ. Mùa lạnh cũng không nên dọn chuồng, vì hươu nằm trên phân sẽ được ấm hơn. Có thể vứt thêm rơm rác vào chuồng cho hươu nằm thêm ấm. Về mùa hè thì phải dọn chuồng sạch sẽ.

"Cần thường xuyên chú ý đến phân hươu. Nếu phân như hạt ngô (giống phân dê) thì tốt, còn nếu phân hơi nhão thì phải cho ăn lá xoan ngay.

Để hươu đi ngoài nặng thì không chữa được, kể cả các loại kháng sinh cũng không ăn thua. Những khi hươu yếu bụng thì không cho chúng ăn cỏ mà chỉ cho ăn lá xoan, lá ngái", anh Tám chia sẻ.


Có thể bạn quan tâm

Chọn cây đậu xanh, dứa... thay cho lúa Chọn cây đậu xanh, dứa... thay cho lúa

Nhằm giảm thiểu thiệt hại do hạn, mặn gây ra trong nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ngày 11.3, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường ĐH.Cần Thơ) đã phối hợp nhiều cơ quan chức năng các tỉnh, thành trong vùng tổ chức hội thảo “Tiết kiệm nước trong nông nghiệp cho các vùng nhiễm mặn ở ĐBSCL”.

12/03/2016
Hạn hán khốc liệt, trâu bò phải uống nước mặn qua ngày Hạn hán khốc liệt, trâu bò phải uống nước mặn qua ngày

Không chỉ có các diện tích lúa, cây ăn trái bị khô héo và mất trắng, đợt hạn hán và xâm nhập mặn lịch sử đang diễn ra còn khiến chăn nuôi gia súc, thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị thiệt hại nghiêm trọng.

12/03/2016
Triển vọng nuôi gà ta thả vườn Triển vọng nuôi gà ta thả vườn

Với đặc điểm dễ nuôi, không mất nhiều chi phí đầu tư, ít tốn công chăm sóc… mô hình nuôi gà ta thả vườn đang được nhiều hộ Khmer ở xã Châu Lăng (Tri Tôn - An Giang) thực hiện, mang lại hiệu quả cao, giúp cải thiện kinh tế gia đình.

12/03/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.