Nuôi gà Ri lai an toàn sinh học hiệu quả được khẳng định
Được triển khai thực hiện từ tháng 5/2015, mô hình chăn nuôi gà Ri lai an toàn trên nền đệm lót sinh học với tổng số 2.000 con gà, có 20 hộ gia đình ở 3 thôn Ngòi, Lũng, Mỹ Bình của xã Mỹ Bằng tham gia. Mỗi hộ tham gia được hỗ trợ 100 con gà giống, trong quá trình chăn nuôi, các hộ được hỗ trợ 50% thức ăn, thuốc thú y và được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh cho đàn gà.
Trong quá trình nuôi, các hộ đã áp dụng đúng quy trình kỹ thuật như: thiết kế chuồng, tiêm phòng vắc-xin, định kỳ khử trùng tiêu độc, quy trình xử lý chất thải bằng men vi sinh…
Sau hơn 3 tháng triển khai mô hình thấy, gà Ri lai phù hợp với khả năng, điều kiện chăn nuôi của người dân địa phương, gà tăng trọng nhanh, tỷ lệ sống đạt cao, sau hơn 90 ngày nuôi gà có trọng lượng bình quân 1,8 - 2 kg/con. Với giá gà thịt hiện tại trên thị trường là 80.000 đồng/kg, sau 90 ngày nuôi, 100 con gà giống sẽ cho lãi từ 3 - 3,5 triệu đồng.
Điển hình như gia đình chị Nguyễn Thị Thược, thôn Ngòi, là một trong những hộ tham gia mô hình và nhận nuôi 100 con gà theo phương pháp an toàn sinh học trên nền đệm lót sinh học. Qua 3 tháng nuôi chị thấy, tỷ lệ gà nuôi sống đạt 95%, trọng lượng bình quân đạt 2 kg/con, với giá bán 80.000đồng/kg chị có thu trên 15 triệu đồng.
“Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học giúp gà phát triển khỏe mạnh, ít bị dịch bệnh nên chi phí giảm đáng kể. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô đàn và áp dụng phương thức chăn nuôi mới này”, chị Thược khẳng định.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều chuyên gia nhận định nếu có những nỗ lực và đổi thay thực sự trong vấn đề chất lượng, minh bạch thông tin, cá tra Việt Nam hoàn toàn có thể nâng thị phần XK vào EU trong thời gian tới.
Mất mùa, rớt giá đã làm nhiều người dân ở thủ phủ thanh long Bình Thuận lao đao
Sau thông tin về hàng trăm tấn chuối tại Vĩnh Phúc có nguy cơ bị “ế” do bạn hàng “bỏ rơi”, nhiều tổ chức, cá nhân đã cùng chung tay tìm kiếm đầu ra tiêu thụ chuối giúp bà con xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Nhiều năm liền giá mía xuống thấp khiến người trồng lãi không nhiều. Người dân Cà Mau đã tự chuyển đổi từ cây mía sang các mô hình khác như: Trồng gừng, lúa - tôm; trồng rau màu.
Câu chuyện nông sản ế đổ cho bò ăn không còn lạ. Đầu năm là khoai tây, cà chua Đà Lạt, giữa năm là dưa hấu miền Trung, hành tím miền Tây và giờ lại đến chuối tiêu hồng Vĩnh Phúc.