Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Gà Ai Cập Ở Hương Trà (Thừa Thiên Huế)

Nuôi Gà Ai Cập Ở Hương Trà (Thừa Thiên Huế)
Ngày đăng: 27/12/2014

Từ tháng 5-2014, Trung tâm Khuyến nông-lâm-ngư Thừa Thiên Huế đã triển khai thí điểm nuôi gà Ai Cập ở phường Hương Văn (Hương Trà), bước đầu thể hiện tính thích nghi tốt, gà sinh trưởng nhanh, tỷ lệ cho trứng cao.

Với 480 gà giống 1 ngày tuổi được Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Trung tâm Khuyến nông-lâm-ngư TT Huế hỗ trợ, đến nay đàn gà tại 4 hộ ở Phường Hương Văn (thị xã Hương Trà) đều phát triển, sinh trưởng tốt. Hiện gà đang giai đoạn đẻ trứng, tỷ lệ trứng đạt hơn 60 - 80%.
Từ kinh phí của Sở NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông-lâm-ngư Thừa Thiên Huế triển khai mô hình nuôi gà Ai Cập chuyên trứng sử dụng đệm lót sinh học với tổng số gà giống là 400 con. Tham gia mô hình trình diễn, người chăn nuôi được hỗ trợ 100% con giống, 30% vật tư thiết yếu và chế phẩm sinh học BalasaN01. Đồng thời, được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, làm đệm lót sinh thái, quy trình nuôi gà Ai Cập.
Nuôi gà Ai Cập tại Hương Văn
Anh Trần Hưng Hậu (TDP 2 - P. Hương Văn), là một trong 4 hộ tham gia mô hình, đã từng thành công với nhiều mô hình và là nông dân làm giàu từ chăn nuôi trồng trọt tại địa phương. Khi tham gia mô hình, anh được nhận 123 con gà giống trong đó có 95 con gá mái. Diện tích nuôi 550 m2 đất vườn và chuồng trại.
Sau 7 tháng nuôi, mỗi ngày đàn gà Ai Cập sinh sản cung cấp cho thị trường từ 65 đến 70 trứng/ngày, với giá trứng hiện nay từ 3.500 đồng - 4.000 đồng/quả được thị trường ưa chuộng. Trừ chi phí anh cũng lãi được 100.000 đồng đến 120.000 đồng mỗi/ngày.
Anh Hậu cho biết, hiện đang đưa các giống gà trống đá, gà trống Tam Hoàng, gà trống Lương Phượng lai với gà mái Ai Cập để bán gà thịt. Bởi, màu lông, chân của gà Ai Cập, thị trường Thừa Thiên Huế không ưa chuộng nên phải lai với các giống gà trên. Theo anh, nuôi gà với đệm lót chế phẩm sinh học BalasaN01 sẽ giảm công lao động, không ô nhiễm môi trường, gà Ai Cập lai phát triển tốt, ít xảy ra dịch bệnh và đặc biệt là khi đệm lót đó thải ra sẽ là nguồn cung cấp phân bón tốt cho cây trồng.
Theo đánh giá bước đầu của Sở NN&PTNT đây là một mô hình mới có hiệu quả. Kỹ thuật làm chuồng dễ thực hiện, khâu chuẩn bị đệm lót, chăm sóc gà cũng đơn giản, chi phí thấp, giảm công lao động, không ô nhiễm môi trường, gà Ai Cập lai phát triển tốt, sức đề kháng cao, ít xảy ra dịch bệnh, rất phù hợp với các hộ nông dân nuôi nhỏ lẻ và trang trại.
Bà Bùi Thị Hải Yến - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông-lâm-ngư Thừa Thiên Huế cho biết “Hiện Trung tâm đang khuyến khích các hộ phát triển đàn gà với số lượng lớn, đồng thời nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh, tạo nguồn thu nhập cao và thay thế dần những vật nuôi hiệu quả thấp trong thời gian đến”.


Có thể bạn quan tâm

Tiến Độ Thả Tôm Giống Khá Chậm Do Lo Ngại Dịch Bệnh Bùng Phát Ở Bình Định Tiến Độ Thả Tôm Giống Khá Chậm Do Lo Ngại Dịch Bệnh Bùng Phát Ở Bình Định

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT Bình Định, vụ nuôi tôm năm nay, do lo ngại dịch bệnh bùng phát và thiếu vốn đầu tư sản xuất nên người dân các địa phương trong tỉnh Bình Định thả nuôi tôm giống khá chậm. Đến nay, toàn tỉnh mới chỉ thả nuôi được 1.750/2.243 ha, chiếm 78% diện tích nuôi tôm hiện có (bằng 82,8% so với diện tích thả tôm cùng kỳ năm trước). Trong đó, 380 ha thả tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh, bán thâm canh; nuôi quảng canh cải tiến xen với các đối tượng thủy sản khác 1.370 ha.

13/05/2013
Triển Khai Chương Trình Sản Xuất Hồ Tiêu Theo Tiêu Chuẩn Nông Nghiệp Bền Vững Ở Cư Kuin (Dak Lak) Triển Khai Chương Trình Sản Xuất Hồ Tiêu Theo Tiêu Chuẩn Nông Nghiệp Bền Vững Ở Cư Kuin (Dak Lak)

UBND huyện Cư Kuin (Dak Lak) vừa có văn bản triển khai Chương trình phát triển sản xuất hồ tiêu theo hướng bền vững Raiforest Alliance với diện tích từ 100 - 200 ha, sản lượng từ 200 - 400 tấn tiêu đen/năm trên địa bàn 2 xã Ea Bhôk và Ea Ning.

14/05/2013
Mô Hình Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Phát Triển Nuôi Cá Sặc Rằn Mô Hình Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Phát Triển Nuôi Cá Sặc Rằn

Nhằm giúp nông dân có định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh và phát triển kinh tế xã hội địa phương, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện An Phú phối hợp với Trung tâm Giống Thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án: “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn ở huyện An Phú, tỉnh An Giang”, thời gian thực hiện từ tháng 3/2011 - 3/2013.

22/05/2013
Kết Nối Cung Ứng Giống Hướng Đi Bền Vững Cho Nghề Nuôi Tôm Ở Hà Tĩnh Kết Nối Cung Ứng Giống Hướng Đi Bền Vững Cho Nghề Nuôi Tôm Ở Hà Tĩnh

Ngày trước, người nuôi tôm trong tỉnh Hà Tĩnh phải “khăn gói” vượt hàng trăm cây số đi mua con giống về thả. Giờ chỉ cần đặt hàng, đúng hẹn là các doanh nghiệp (DN) sản xuất có uy tín sẵn sàng chở con giống đến tận ao nuôi... Sự kết nối của DN với người dân không chỉ giải bài toán thiếu hụt về nguồn giống tại chỗ mà còn là hướng phát triển bền vững cho nghề nuôi tôm.

24/05/2013
Gà Rẻ Hơn Rau, Thật Không? Gà Rẻ Hơn Rau, Thật Không?

Trước thông tin giá gà thương phẩm hiện giảm xuống chỉ còn 18.000 đồng/kg, trao đổi với PV Báo SGGP chiều 22-5, ông Nguyễn Đức Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, sự thật là giá gà đang rẻ như… rau nhưng chỉ đúng với loại gà công nghiệp trắng, còn các loại khác chỉ giảm nhẹ.

25/05/2013