Nuôi Ếch Đồng Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Những năm gần đây, nhiều người dân ở huyện Châu Thành đã tự mày mò chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình, có hộ chuyển sang trồng chanh, nuôi cá lóc, trồng nhãn idor... Riêng anh Lưu Văn Mì ở ấp Tân Thạnh, xã An Hiệp lại chọn con ếch đồng để nuôi và bước đầu mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Mì cho hay, trước khi nuôi ếch, anh chủ yếu làm vườn, trồng rau màu nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Thấy ếch có thị trường tiêu thụ rộng lại dễ nuôi, ít rủi ro và giá trị kinh tế cao nên anh mua 5.000 con ếch giống Thái Lan từ hộ nuôi ếch trong xã về nuôi. Ban đầu diện tích vèo hẹp, chăm sóc không đúng kỹ thuật, nước ô nhiễm nên ếch chết hết. Không nản, anh tìm đến các chủ trang trại nuôi ếch lớn trong và ngoài tỉnh để học hỏi và mua thêm tài liệu về nghiên cứu. Từ đó, anh nắm vững kiến thức và nuôi ếch đạt hiệu quả.
Anh Mì tâm sự: “Nuôi ếch cần phải hiểu được đặc tính của nó. Chuồng phải giữ sạch sẽ, thoáng mát... Ếch thường hay mắc chứng bệnh mù mắt, do nước ô nhiễm hay bệnh trướng bụng do ăn phải thức ăn thiu... nên phải thường xuyên thay nước, dọn sạch thức ăn dư thừa. Vào mùa lạnh, ếch thường giảm ăn nên phải tạo mùi cho thức ăn bằng cách trộn với cá hay trứng vịt tạo kích thích để ếch tăng lượng ăn. Làm tốt những khâu này thì ếch sẽ mau lớn”.
Sau 4 năm thả nuôi, từ 1 vèo nuôi 30m2 với 5.000 con ếch thương phẩm, đến nay anh Mì đã phát triển thành trại nuôi rộng hơn 1.000m2 , với 8 vèo nuôi. Không chỉ nuôi ếch thịt, anh còn nuôi ếch sinh sản, ếch giống. Trung bình mỗi năm anh xuất khoảng 40 ngàn con giống và trên 5 tấn ếch thương phẩm, với giá từ 30 - 35 ngàn đồng/kg, trừ chi phí lãi khoảng 100 triệu đồng/năm. Từ hiệu quả sản xuất, anh Mì đúc kết, ếch dễ nuôi, ít tốn chi phí, nuôi ếch không lo ngại đầu ra nên rất phù hợp với những hộ thiếu đất muốn phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo...
Có thể bạn quan tâm
Ông Lê Văn Đờn (sinh năm 1970), ở ấp Đông An, xã Thành An, huyện Mỏ Cày Bắc, có hơn 30 năm gắn bó với công việc thu hoạch dừa thuê.
Với mục tiêu phát triển diện tích khoai Tây lên 5.000 ha/năm, trong những năm qua tỉnh Thái Bình đã có các cơ chế chính sách hỗ trợ người nông dân.
Sau gần 3 năm khởi nghiệp ngay tại quê hương, anh Nguyễn Văn Khải ở thôn Xuân Tiến, xã Quảng Long (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa).
Có một loài rau dại mọc ven các đầm tôm, trảng cát hoặc dọc các cánh đồng muối chỉ thu hoạch được một mùa, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp.
Thông qua chương trình “Thanh niên sáng tạo làm kinh tế giỏi” do Thành đoàn Hà Nội phát động, đã có nhiều đoàn viên, thanh niên huyện Ba Vì vượt khó, làm giàu.