Cách chữa trị dê chướng bụng
Khi phát hiện dê bị chướng bụng đầy hơi thì việc can thiệp kịp thời là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần xác định nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi, mức độ chướng bụng đầy hơi để can thiệp kịp thời, đồng thời loại bỏ triệt để nguyên nhân gây bệnh.
Chướng hơi cấp tính: Nguyên nhân có thể do dê bị dị vật chặn ở vùng thực quản, dạ dày làm cho dê không ợ hơi được dẫn đến chướng bụng. Can thiệp bằng cách luồn ống cao su xông dạ cỏ để thoát hơi và loại bỏ dị vật, hoặc dùng trôca chuyên dụng hay kim dài 16 để chọc trô ca vùng hõm hông bên trái để thoái hơi ra ngoài (lưu ý khi trọc thoát hơi dạ cỏ cần để hơi thoát từ từ).
Chướng hơi do thức ăn: Cho dê đứng ở nơi thoáng mát, đầu cao hơn mông. Đồng thời phải chống sự tạo khí và thoát hơi ra khỏi dạ cỏ bằng cách dùng rượu tỏi chà xát vùng dạ cỏ nhiều lần. Dùng nõn chuối hơ nóng cho mềm sau đó ngoáy vào cuống họng kích thích phản xạ ợ hơi và cho dê uống 300 – 500 ml dầu ăn, hoặc 20 – 50 ml rượu tỏi (uống 1 đến 2 lần/con/ngày). Cho dê hoạt động sau khi uống dầu hoặc rượu tỏi sẽ làm giảm sự tạo bọt và tăng cường thoát hơi. Nếu dê bị tê liệt thì nên xoay tròn dê hoặc xoa vuốt vùng dạ cỏ có thể giúp cho dầu phân đều trong dạ cỏ, chống tạo bọt.
Có thể bạn quan tâm
Bệnh ghẻ là một bệnh mãn tính thuộc nhóm bệnh do ngoại ký sinh trùng gây ra. Bệnh xảy quanh năm và thường bùng phát mạnh vào mùa Đông xuân khi khí hậu ẩm ướt,
Chế độ nuôi dưỡng tốt phải đảm bảo cho dê mẹ phát triển bình thường khi có chửa, cho nhiều sữa trong thời kỳ cho sữa.
Bệnh đậu ở dê là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, với mức độ nguy hiểm cao. Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người nuôi. Do đó cần có những biện pháp