Nuôi Cua Gạch

Nuôi cua gạch cần có độ mặn cao, khoảng 25-35% để cua gạch phát triển tốt. Thức ăn là những loại cá tạp, còng, tép, ruốc, rau của. Khẩu phần cho ăn khoảng 5-10% trọng lượng cua nuôi, cho cua ăn 2 lần/ ngày, cho cua trong lồng ăn lúc nước đứng thì cua ít bị thương tích hơn. Khi nuôi cua trong ao cần thay nước hằng ngày theo triều với tỷ lệ 30% nước trong ao. Cần dọn sạch xác bã thức ăn trong ao, lồng mỗi ngày để tránh nhiễm bẩn gây hại cho cua. Không nên cho nhiều thức ăn, cua không ăn hết làm ảnh hưởng đến nguồn nước.
Sau khi nuôi 10-14 ngày. Tuỳ theo mức gạch ban đầu của cua giống, cần kiểm tra cua. Khi thấy hầu hết cua đã có gạch thì có thể thu hoạch được. Cua trong lồng được thu hoạch bằng vợt, cua nuôi trong ao có thể bắt bằng tay hoặc dùng vợt sau khi tháo cạn nước. Những cua ít gạch thì có thể để lại tiếp tục nuôi, tuy nhiên cũng không nên để quá lâu sau khi phát hiện cua đã dày gạch vì chúng sẽ dễ dàng tìm đường tẩu thoát, bị thoái hoá gạch hay bị chết do không đẻ được.
Có thể bạn quan tâm

Trọng tâm của sự hợp tác này là thảo luận các lựa chọn để cải thiện khả năng sinh lời và phát triển bền vững với nông dân nuôi cua vỏ mềm ở Malaysia

Ghẹ xanh là đối tượng khai thác rất lớn ở vùng biển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đặc biệt là vùng biển Phước Hải. Sản lượng khai thác không chỉ nhiều

Đây là hướng dẫn kỹ thuật của Viện Nghiên cứu NTTS I được Tổng cục Thủy sản phê duyệt và ban hành tại Quyết định số 102/QĐ-TCTS-KHCN&HTQT ngày 14/2/2019.

Để nâng cao mật độ nuôi, kiểm soát và giúp tăng tỷ lệ sống, tăng năng suất, chất lượng cua thực hiện mô hình nuôi cua giống nhân tạo 2 giai đoạn.

Cua biển là một trong những loài thủy sản có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Việc sản xuất cua giống nhân tạo thành công góp phần phát triển mô hình nuôi cua