Nuôi Cua Gạch

Nuôi cua gạch cần có độ mặn cao, khoảng 25-35% để cua gạch phát triển tốt. Thức ăn là những loại cá tạp, còng, tép, ruốc, rau của. Khẩu phần cho ăn khoảng 5-10% trọng lượng cua nuôi, cho cua ăn 2 lần/ ngày, cho cua trong lồng ăn lúc nước đứng thì cua ít bị thương tích hơn. Khi nuôi cua trong ao cần thay nước hằng ngày theo triều với tỷ lệ 30% nước trong ao. Cần dọn sạch xác bã thức ăn trong ao, lồng mỗi ngày để tránh nhiễm bẩn gây hại cho cua. Không nên cho nhiều thức ăn, cua không ăn hết làm ảnh hưởng đến nguồn nước.
Sau khi nuôi 10-14 ngày. Tuỳ theo mức gạch ban đầu của cua giống, cần kiểm tra cua. Khi thấy hầu hết cua đã có gạch thì có thể thu hoạch được. Cua trong lồng được thu hoạch bằng vợt, cua nuôi trong ao có thể bắt bằng tay hoặc dùng vợt sau khi tháo cạn nước. Những cua ít gạch thì có thể để lại tiếp tục nuôi, tuy nhiên cũng không nên để quá lâu sau khi phát hiện cua đã dày gạch vì chúng sẽ dễ dàng tìm đường tẩu thoát, bị thoái hoá gạch hay bị chết do không đẻ được.
Related news

Một nghiên cứu mới được công bố trên Biology Letters phát hiện thấy rằng tiếng ồn từ tàu ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cua, phần lớn cua ở trong tình trạng tồi tệ nhất, và có rất ít bằng chứng cho thấy cua thích nghi được với tiếng ồn theo thời gian.

Kỹ thuật nuôi ghẹ xanh khâu giống rất quan trọng, quyết định sự thành bại. Loài này cũng là sản phẩm có giá trị xuất khẩu.

Cua biển là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao. Để nuôi được cua biển trong ao đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc hết sức cẩn thận.

Cua đồng được nuôi tại ruộng chiêm trũng là phù hợp nhất, cua nhanh lớn và sinh sản nhanh do chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên, cho năng suất

Nuôi cua biển thương phẩm trong ao đất cho năng suất cao giúp bà con ngư dân vùng biển xóa đói giảm nghèo.