Nuôi cua biển
Nuôi cua biển đòi hỏi kiến thức chuyên môn trong việc chăn nuôi động vật giáp xác, kiểm soát chất lượng nước, quản lý ao nuôi, dinh dưỡng, chế biến và tiêu thụ.
Cua biển là một mặt hàng thủy sản có tiềm năng xuất khẩu. Sự phát triển của sản phẩm cua biển ở thị trường trong và ngoài nước cũng đã tạo ra nhiều cơ hội cho người nông dân. Một trong những sản phẩm mới là cua lột (là loại cua được thu hoạch ngay sau khi nó vừa lột xác).
Sản xuất cua lột thương phẩm đã được bắt đầu từ việc nuôi thả ghẹ xanh (Portunus pelagicus), nơi mà nó được nuôi tương tự như cua biển trước khi thu hoạch để lấy cua lột.
Hướng dẫn này cung cấp cái nhìn tổng thể về canh tác nuôi cua biển ở Queensland
Nhân giống cua biển
Ở Queensland, những con cua cái được bảo vệ bởi Đạo luật nuôi trồng thủy sản năm 1994. Nếu bạn muốn nuôi trồng thủy sản ở Queensland thì bạn phải xin được giấy về việc phát triển và nuôi trồng thủy sản.
Giai đoạn sản xuất giống
Những con cua cái trưởng thành được nuôi trong các bể lớn hoặc trong các ao nuôi ở điều kiện thích hợp thì sẽ đẻ trứng. Mỗi một đợt trứng chứa khoảng 2-5 triệu trứng và một con cái có thể đẻ nhiều hơn 1 lần trong vòng đời của nó. Trứng sẻ nở trong vòng 12 đến 14 ngày, tùy thuộc vào nhiệt độ.
Sau khi nở, ấu trùng sẽ ăn những động vật phù du nhỏ. Luân trùng hoặc ấu trùng Artemia là loại thức ăn tươi sống sử dụng khá phổ biến trong nhiều nền văn hóa. Vấn đề vệ sinh ở giai đoạn trứng và ấu trùng rất quan trọng để quyết định thành công hay không trong giai đoạn hậu ấu trùng ở các trại sản xuất giống. Các thông số về chất lượng nước, chẳng hạn như: nhiệt độ, độ mặn, pH, oxy và amoniac, nên được duy trì ở điều kiện gần giống với nước biển trong suốt giai đoạn này. Việc ăn thịt đồng loại của ấu trùng ở gần cuối của chu kỳ có thể dẫn đến thiệt hại nặng nề. Số lượng các ấu trùng zoea sẽ phát triển hoàn toàn thông qua 5 giai đoạn trong vòng 2-3 tuần ở nhiệt độ 27-28°C trước khi thay đổi thành một ấu trùng megalopa.
Các ấu trùng megalopa có móng vuốt, giống như một con cua nhỏ có đuôi, nhưng vẫn bơi tích cực, ăn ngấu nghiến cá con Artemia, các ấu trùng khác và chế độ ăn lành và nhân tạo. Giai đoạn megalopa kéo dài khoảng một tuần trước khi phát triển vào giai đoạn đầu tiên cua, khi nó có kích thước khoảng 4mm.
Giai đoạn ương giống
Trước khi đưa ra ngoài hệ thống nuôi vỗ, Ấu trùng megalopa hoặc cua ở giai đoạn đầu tiên thường được nuôi trong hệ thống ương cho đến giai đoạn crablet, khi ấu trùng đạt đến kích thước khoảng10-40mm,.Trong giai đoạn vườn ương 3-6 tuần, Cua là sinh vật đáy và ăn thịt đồng loại nhưng có thể được nuôi thành công trong lưới nông, bể hoặc ao với mật độ lớn hơn 50 mét vuông.
Cua được nuôi bằng thức ăn chế biến nhưng sẽ tốt hơn nếu cho cua ăn thức ăn tươi sống băm nhỏ như: hến hoặc cá. Chất lượng nước ở giai đoạn crablet thì ít quan trọng hơn ở giai đoạn ương giống.
Nuôi cua biển
Nuôi vỗ cua biển chưa trưởng thành là một thực tế phổ biến ở nước ngoài nhưng ở Úc nó vẫn chưa phát triển, ngoài các điểm nuôi trồng thí điểm. Ở các trang trại nuôi trồng thủy sản, sau giai đoạn uơng thì cua sẽ đạt kích thước của cua thương phẩm và cua trưởng thành 6-7 tháng so với cua 18-24 tháng tuổi trong điều kiện tự nhiên.
Thiết kế ao nuôi
Cua được nuôi vỗ đòi hỏi một diện tích ao đất đáng kể trong môi trường nước lợ. Yêu cầu cho ao nuôi cua biển rất giống với tôm biển. Những tiến bộ trong hệ thống sản xuất tuần hoàn mật độ cao có thể loại bỏ một số hạn chế về diện tích trong tương lai nhưng phương pháp sản xuất này sẽ đòi hỏi nhiều vốn.
Nuôi thương phẩm đang được thực hiện ở mức độ hạn chế trên các trang trại tôm, nơi chỉ đòi hỏi thấp về cơ sở vật chất để nuôi cua. Điều này đang được khai thác như một hình thức kinh doanh cho các cộng đồng miền Bắc xa xôi.
Mật độ nuôi
Trong quá trình nuôi vỗ trong ao hồ, sự sống và phát triển của cua thì có mối quan hệ chặt chẽ với mật độ nuôi. Thất bại trong việc nuôi cua ở mật độ cao xuất phát từ việc ăn thịt lẫn nhau khi cua được nuôi với mật độ là trên 3 con/m2. Cua được thả ở mật độ 0.5-1.5 con/m2 trong ao đất có thể mang lại năng suất cao nhất cùng với lợi ích kinh tế.
Cua biển có thể được nuôi trong hệ thống chuyên canh nơi mà chúng được nuôi riêng biệt, từ đó sẽ giảm tỷ lệ chết của cua do không còn ăn thịt lẫn nhau. Đây là kỹ thuật nuôi cua thương phẩm mới trong hệ thống ao nuôi nhỏ và vẫn chưa được phát triển.
Chất lượng nước và nhiệt độ
Cua nhỏ và cua trưởng thành có khả năng thích ứng với sự thay đổi về nhiệt độ và độ mặn cao hơn so với ấu trùng. Tuy nhiên, nhiệt độ trong ao nên duy trì dưới 32oC để tránh các vấn đề nước và trên 20°C vì dưới nhiệt độ này thì cua sẽ khó phát triển.
Độ mặn cũng không quan trọng lắm và nên duy trì ở mức 10‰-45‰. Độ mặn lý tưởng cho sự phát triển của cua là từ 15‰-25‰
Thức ăn
Trong môi trường tự nhiên, thức ăn chính của cua biển là động vật có vỏ và động vật giáp xác. Đây là điều khó có thể duy trì được trong môi trường nuôi trồng thủy sản nên đã có phương pháp khác được sử dụng. Ở nước ngoài, cua thường được nuôi bằng cá tạp, cá khô hoặc những nguồn thức ăn khác, tuy nhiên nguồn thức ăn này rất khó để cua phát triển một cách tốt nhất.
Vì lý do này hầu hết các cơ sở nuôi trồng thủy sản nên sử dụng các thức ăn dạng viên khô. Việc cải thiện khẩu phần dinh dưỡng đang được tiến hành nhằm tìm ra phương thức tiết kiệm chi phí cho việc nuôi cua biển. Việc sử dụng thức ăn chế biến dạng viên cho việc nuôi tôm biển đã và đang mang lại những kết quả khả quan.
Nơi sống
Cua phát triển nhờ vào lột xác. Nó xé lớp vỏ ngoài của nó và lớp vỏ mới được hình thành, lớp vỏ mềm này sẽ trở nên cứng và lớn hơn nhờ việc hấp thụ nước.Trong suốt quá trình lột vỏ, cua biển sẽ dễ bị tấn công bởi những con có lớp vỏ cứng hơn. Qúa trình lột xác gắn liền với việc ăn thịt lẫn nhau, có ảnh hưởng đến sự hạn chế đối với mật độ và sự phát triển của cua biển nuôi trong ao.
Cung cấp nơi trú ẩn trong thời gian ngắn cho cua lột để lớp vỏ của nó có thể trở nên cứng hơn nhằm hạn chế việc tấn công và ăn thịt đồng loại trong. Những vật có thể làm nơi trú ẩn cho cua là: túi hành, vải tối màu hoặc những đoạn ngắn của vỏ xe hơi. Việc cung cấp nơi trú ẩn cho cua lột sẽ giúp cải thiện tỷ lệ sống và năng suất; tuy nhiên việc này cũng đòi hỏi kỹ thuật canh tác ao khá phức tạp. Số lượng nơi trú ẩn còn tùy thuộc vào những hạn chế thực tế trong việc quản lý chất lượng ao nuôi, nhân công và thu hoạch.
Lợi ích kinh tế cao nhất mà cua biển có thể mang đến còn tùy thuộc vào kích thước của cua tại thời điểm thu hoạch. Kích thước càng nhỏ thì số lượng sản xuất ra được càng nhiều. Sự phân biệt về kích thước, giới tính cũng có thể mang lại lợi ích trong việc giảm ăn thịt lẫn nhau.
Nguồn: The State of Queensland 1995–2015
Biên dịch: VÂN ANH
Biên soạn: AQUATEC.VN
Có thể bạn quan tâm
Cua bùn là loài nuôi phổ biến ở một số nước châu Á như Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan, Philippine, Việt Nam... Cua bùn có nhu cầu và giá cả cao trên thị trường
Trong nghiên cứu này sử dụng nhiều loại dầu thực vật khác nhau để thay thế dầu cá trong thức ăn của ấu trùng ghẹ xanh.
Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá hiệu quả chế phẩm ecdysone để tạo cua lột thương phẩm.
Nghiên cứu cho thấy hàm lượng lecithin thích hợp kích thích quá trình sinh trưởng và biến thái của ấu trùng cua biển.
Nghiên cứu mới đây của nhà khoa học Ấn Độ đã tiến hành nuôi ghép cua với nhiều loài cá nước lợ khác nhau và đem lại kết quả khả quan cho người nuôi.