Trang chủ / Hải sản / Nuôi cua

Nuôi ghép cua lửa với cá gì hiệu quả nhất?

Nuôi ghép cua lửa với cá gì hiệu quả nhất?
Tác giả: NH Lược dịch
Ngày đăng: 21/04/2020

Nghiên cứu mới đây của nhà khoa học Ấn Độ đã tiến hành nuôi ghép cua với nhiều loài cá nước lợ khác nhau và đem lại kết quả khả quan cho người nuôi.

Thịt cua biển là thức ăn cao cấp, rất được ưa chuộng ở Việt Nam và các nước trên thế giới do hàm lượng protein cao (26%), lượng mỡ thấp (1,4%) và đặc biệt là giàu khoáng vi lượng, đặc biệt là Calcium. Bên cạnh đó, trong thịt cua biển có chứa nhiều dưỡng chất đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ hệ tim mạch của con người như magie, omega-3, Vitamin nhóm B. Ngoài ra, trong thịt cua còn chứa hàm lượng lớn Selenium là chất chống oxy hóa có tác dụng loại bỏ chất gây ung thư. Xuất phát từ giá trị kinh tế cao, các tỉnh và vùng ven biển nước ta đã tạo điều kiện cho ương nuôi nhiều loài cua biển, trong đó cua lửa được xem là một đối tượng dễ nuôi và được bắt gặp phân bố ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, chủ yếu ở vùng biển Kiên Giang giáp với vịnh Thái Lan.

Chúng tôi đã kiểm tra đồng nuôi cấy cua Scylla olivacea với cá đối mục, cá đối gành, cá măng sữa, cá rô phi và cá chốt nghệ trong các ao đất trong vòng 240 ngày. 

Kết thúc thí nghiệm thức cua nuôi kết hợp với cá đối mục có trọng lượng cơ thể cao nhất  là (201,3 ± 8,02 g) và tháp nhất là nuôi kết hợp với cá măng sữa, tuy nhiên, ở nghiệm thức này cá măng sữa đạt được năng sất cao nhất là (350,1 ± 17,89 g). Năng suất cua đạt 1007 ± 22 kg/ ha và năng suất cá là 2487 ± 33 kg/ha  được ghi nhận ở nghiệm thức cua- cá đối mục và tương tự trên nghiệm thức cua- cá rô phi.

Trong thí nghiệm này, nghiệm thức nuôi kết hợp cá đối gành- cua có chất lượng nước tốt nhất, tiếp theo là nghiệm thức cá chốt nghệ-cua và cá đối xám cua, cao hơn so với nghiệm thức cua- cá rô phi và cua- cá măng sữa. Năng suất nước cao hơn là một dấu hiệu cho thấy sử dụng nước hiệu quả và khả năng tương thích của loài góp phần giảm chi phí và năng cao nâng suất.

Cá chốt nghệ

Mặc dù sự kết hợp giữa cua và cá đối gành, cá đối mục có có hiệu quả về mặt kỹ thuật và kinh tế vì sử dụng nước hiệu quả và khả năng tương thích của loài cao. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa cua (Scylla olivacea) và cá chốt nghệ được cho là có lợi nhất và được khuyến nghị cho nông dân nuôi kết hợp 2 loài này vì cả hai loài đều có sẵn tại địa phương. Hơn nữa, do chi phí cá giống thấp, kích thước thu hoạch cá thể nhỏ hơn (45,3 g) và nhu cầu thị trường cao của cá chốt nghệ cao, mật độ thả của cá chốt nghệ trong đồng nuôi với cua có thể được tăng lên.

Cá Chốt nghệ (Mystus gulio) là loài có kích cỡ nhỏ nhưng thịt thơm ngọt, giá bán cao nên được mọi người ưa chuộng. Hiện nay nguồn cá thịt được đánh bắt ngoài tự nhiên, chưa có mô hình nuôi cụ thể, do nguồn lợi khai thác ngày càng giảm, nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao và để đa dạng đối tượng nuôi cho vùng nước ngọt và nước lợ mặn nên người nuôi có thể nuôi ghép với cua trong ao đầm, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, tăng thu nhập cho các hộ nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Ương ghẹ giống bằng dầu thực vật Ương ghẹ giống bằng dầu thực vật

Trong nghiên cứu này sử dụng nhiều loại dầu thực vật khác nhau để thay thế dầu cá trong thức ăn của ấu trùng ghẹ xanh.

03/01/2020
Bổ sung Ecdysone tạo cua lột Bổ sung Ecdysone tạo cua lột

Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá hiệu quả chế phẩm ecdysone để tạo cua lột thương phẩm.

13/04/2020
Kích thích biến thái và tăng trưởng ấu trùng cua biển Kích thích biến thái và tăng trưởng ấu trùng cua biển

Nghiên cứu cho thấy hàm lượng lecithin thích hợp kích thích quá trình sinh trưởng và biến thái của ấu trùng cua biển.

15/04/2020
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.