Nuôi cá trắm đen lãi ròng 300 triệu

Qua theo dõi và chắt lọc sau nhiều năm nuôi cá, bác Thểu nhận thấy trong các loài cá truyền thống thì con trắm đen có nhiều triển vọng cho con đường làm giàu, vì nó vừa có trọng lượng lớn, thịt chắc ngon ngọt, lại đang phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường.
Năm 2000, gia đình bác Thểu bắt đầu chuyển trọng tâm nuôi cá trắm đen trên một phần của diện tích 4,5 mẫu và đã thành công, đạt 4 tấn, cho mức lãi tương đối, khiến gia đình tự tin đầu tư mạnh cho trắm đen ở các vụ sau. Nói về kinh nghiệm, bác Thểu cười kín đáo: Để diễn tả kinh nghiệm bằng lời thì khó quá!
Nhưng cho ra đứng trước ao nhìn mầu nước để phân tích về chất lượng nước hay thềm thức ăn tự nhiên trong ao thì chỉ có chuẩn. Dựa vào nước và biểu hiện của cá, bác điều chỉnh lượng nước và thức ăn cho phù hợp, giúp môi trường nước ổn định và con cá không bị mắc bệnh tật.
Mấy năm gần đây, bác Thểu đã dành cả 4, 5 mẫu để chuyên nuôi cá trắm đen. Nuôi theo hình thức gối kề, dành một mẫu chuyên thả cá giống khoảng 3.000 con được mua từ Nam Định với trọng lượng 100g. Sau khi ương một năm, cá giống đạt 1kg/con sẽ được chuyển sang khu diện tích lớn 3,5 mẫu để nuôi thương phẩm và mất một năm nữa cá đạt cân nặng trung bình 5kg/con và tiêu thụ mạnh vào dịp Tết Nguyên đán cho thị trường Hà Nội.
Cũng theo bác Thểu, cá trắm đen rất kén ăn, món khoái khẩu là ốc, ốc bươu vàng và zon (ốc, hến biển). Lượng thức ăn mất khoảng 30-35kg cho 1kg cá, vào những lúc cao điểm đàn cá tiêu tốn đến 1 tấn ốc/ngày.
Cho tới nay, bác Thểu đã có 11 năm kinh nghiệm nuôi cá trắm đen, chưa một lần bị thất bại, nên không ít các ông chủ nuôi cá trong và ngoài tỉnh tìm đến học hỏi. Mỗi lần như vậy, bác Thểu đều coi đó là cơ hội tốt để mình và bạn chia sẻ những kinh nghiệm hay, những kỹ thuật mới để cùng nhau nuôi cá đạt tới mức hiệu quả nhất. Với bác, nuôi cá trắm đen mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, vượt xa hẳn so với các loài cá truyền thống khác.
Tags: nuoi ca tram den, mo hinh kinh te, nuoi thuy san
Có thể bạn quan tâm

Ôxy trong khí quyển vượt qua ranh giới mặt nước và không khí sau đó hòa tan vào nước. Cách duy nhất để đưa ôxy vào nước đó chính là khuếch tán. Trong không khí, ôxy chiếm một số lượng lớn, khi không khí được khuếch tán vào nước trong ao, nước trong ao được bão hòa với ôxy còn gọi là ôxy hòa tan.

Đây là một chỉ số hóa học quan trọng cần được lưu ý vì nó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và các quá trình sinh lý khác của các sinh vật trong ao. Một phạm vi nhất định của độ pH (pH 6.8 – 8.7) cần được duy trì để đạt được sự phát triển và sản xuất mong muốn.

Amoniac là khí quan trọng thứ hai trong nuôi cá; ý nghĩa của nó đối với sản xuất cá chất lượng tốt là nổi bật. Nồng độ amoniac cao có thể phát sinh từ cho ăn quá mức, giàu protein, thức ăn dư thừa phân hủy và giải phóng khí amoniac độc hại, trong đó kết hợp với cá trong ao hồ, ammonia thải ra có thể tích lũy đến mức nguy hiểm cao trong điều kiện nhất định.

Nếu xảy ra trường hợp xấu, các thông số này có thể giúp đỡ trong việc chẩn đoán, nhờ đó chúng ta có thể đưa ra biện pháp khắc phục. Từng thông số riêng lẻ thường không chẩn đoán được gì, nhưng nhiều thông số gộp lại sẽ là các chỉ số thể hiện các quá trình đang xảy ra trong ao hồ.

Tiến sĩ Paul Palmer- nhà sinh học kì cựu của chính phủ Queensland- cùng với Bộ Nông, Lâm , Ngư nghiệp và Trung tâm nghiên cứu Đảo Bribie (BIRC) đã nhận 1 khoảng trợ cấp 245.000 đô la để tiếp tục dự án 5 năm của mình trong việc dùng giun biển để lọc nước nhánh sông thải ra từ tôm nuôi. Những nền cát được dự trữ với 1 loài giun cát ở Vịnh Moreton