Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Tra Bán Nội Địa

Nuôi Cá Tra Bán Nội Địa
Ngày đăng: 16/07/2014

Thay vì bán cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, nhiều nông dân tại ĐBSCL hiện đang chuyển sang nuôi cá tra để cung ứng cho thị trường nội địa với lợi nhuận ổn định và thu được “tiền tươi thóc thật”.

Với việc sử dụng thức ăn tự chế biến, người nuôi cá đã giảm được giá thành, lợi nhuận cao hơn so với khi bán cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.

Giảm được giá thành, có lời

Vừa bán xong ao 100 tấn cá, bà Trương Thị Hòa (xã Phú Thuận A, Hồng Ngự, Đồng Tháp) cho biết mỗi ngày thương lái chỉ mua 20-30 tấn cá nhưng giá cao hơn, cân xong trả tiền ngay chứ không neo nợ kéo dài như khi bán cho doanh nghiệp (DN) trước đây.

Theo bà Hòa, do giá cá xuống thấp mà giá các loại thức ăn công nghiệp cứ tăng khiến người nuôi liên tục thua lỗ khi nuôi cá bán cho DN.

Đầu năm nay, bà Hòa chuyển sang nuôi cá bằng thức ăn tự chế với cám, cá biển, bánh đậu nành..., giảm được chi phí đáng kể nên bán cá cho thương lái vụ này có lãi hơn 100 triệu đồng.

Cũng như bà Hòa, nhiều người dân tại ĐBSCL chuyển qua nuôi cá bán cho các cơ sở chế biến tiêu thụ trong nước. Ông Lê Văn Cường (xã Hòa Lạc, Phú Tân, An Giang) - người vừa bán thêm một ao 70 tấn cá - cho biết thay vì thả cá giống mật độ dày như khi bán cho DN chế biến xuất khẩu trước đây, hiện ông thả giống thưa nên cá ít nhiễm bệnh, thức ăn tự chế đã giảm được giá thành nuôi chỉ còn 20.000 đồng/kg.

“Với giá bán cho cơ sở khô phồng có lúc lên tới 25.000-26.000 đồng/kg nên vụ nuôi nào cũng có lãi” - ông Cường nói.

Theo ông Lê Chí Bình - phó chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang, do các DN chế biến cá xuất khẩu đều đã đầu tư vùng nguyên liệu nên việc tiêu thụ cá của nông dân càng thêm khó khăn.

Ngoài ra, DN mua thường để nợ kéo dài, thậm chí... “xù” luôn, nên ngày càng nhiều hộ bán cá cho thương lái hoặc các cơ sở sản xuất khô phồng đặc sản.

Do hoạt động mua ổn định, “tiền tươi thóc thật”, dần dà một bộ phận nông dân chuyển qua chuyên nuôi cá tra bán cho họ. “Thay vì sử dụng thức ăn công nghiệp, người nuôi tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có làm thức ăn cho cá nên kiểm soát được chất lượng, đặc biệt giảm được giá thành” - ông Bình nói.

Nhiều tiềm năng

Ông Lê Ngọc Thanh, một thương lái ở An Giang, cho biết tại An Giang và Đồng Tháp hiện có khá nhiều người chuyên mua cá tra tiêu thụ nội địa. Mỗi ngày ông Thanh mua 30-40 tấn cá rồi đưa lên chợ đầu mối Bình Điền (TP.HCM) tiêu thụ.

Số khác được ướp nước đá và vận chuyển bằng xe tải giao cho các vựa ở Tây nguyên, miền Đông, miền Trung và cả nhiều nơi tận miền Bắc. “Cá tra bây giờ đã được nhiều nơi trong nước biết đến, rất được người tiêu dùng ưa chuộng, có mặt trong nhiều quán ăn, nhà hàng” - ông Thanh nói.

Do việc tiêu thụ cá tra tại thị trường nội địa thời gian qua khá ổn định, hằng ngày thương lái tỏa xuống các vùng nuôi mua cá tra tươi sống tập trung về các chợ đầu mối, vựa cá ở các tỉnh thành, sau đó bạn hàng mua lại rồi đưa đi bỏ mối khắp chợ lớn nhỏ.

“Cá tra làm ra nhiều món ngon, giá bán lại rẻ nên ngày càng được chọn lựa trong bữa ăn gia đình, các khu công nghiệp vẫn thường sử dụng trong bữa cơm cho công nhân. Mỗi ngày đều có hơn 500 tấn cá từ ĐBSCL đưa về các nơi tiêu thụ” - bà Nguyễn Thị Lan, đang mua cá ở Vĩnh Thạnh (Cần Thơ), cho hay.

Ông Trương Hải, giám đốc Công ty TNHH Trương Hải chuyên sản xuất khô cá tra phồng đặc sản, cho biết ngoài bán cho du khách đến An Giang du lịch, một số cơ sở làm khô phồng trên địa bàn còn thiết lập hệ thống bán lẻ ở nhiều tỉnh thành khác.

Sản phẩm khô phồng với giá 100.000-110.000 đồng/kg bán khá chạy nên nhu cầu cá tra loại 1,2-2kg/con để chế biến rất lớn.

“Công ty của tôi có đặt trung tâm phân phối sản phẩm ở TP.HCM, mỗi tháng cần đến khoảng 500 tấn cá tra để chế biến. Gần đây thiếu cá nguyên liệu trầm trọng, hiện nay giá cá 23.000 đồng/kg, có thời điểm lên tới 26.000 đồng/kg” - ông Hải nói.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh Vàng Lá Gân Xanh Và Vàng Lá Thối Rễ Tiếp Tục Tăng Diện Tích Bệnh Vàng Lá Gân Xanh Và Vàng Lá Thối Rễ Tiếp Tục Tăng Diện Tích

Thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật Hậu Giang, hiện toàn tỉnh có trên 3.800 ha vườn cây có múi bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh (Greening), tăng khoảng 470 ha so với cách nay 10 ngày, tỷ lệ ảnh hưởng từ 30 - 70%. Bệnh chủ yếu xuất hiện trên cây cam sành ở thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành.

25/09/2014
Philippines Bắt Giữ Hơn 1.000 Tấn Gạo Nhập Lậu Philippines Bắt Giữ Hơn 1.000 Tấn Gạo Nhập Lậu

Số gạo này đã cập cảng Container Quốc tế Manila từ Bangkok vào hôm 2/6/2014 song không có giấy phép nhập khẩu do Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) cấp. Số gạo có giá trị khoảng 50 triệu Peso (1,12 triệu USD), được đóng trong 25.000 túi loại 50kg/túi.

25/09/2014
Dù Ký Được FTA, Nông Sản Việt Nam Vào EU Vẫn Khó Dù Ký Được FTA, Nông Sản Việt Nam Vào EU Vẫn Khó

Khi Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU được ký kết, nông sản sẽ là một trong những mặt hàng được kỳ vọng hưởng lợi nhiều nhất. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, để thâm nhập sâu hơn vào thị trường này, còn nhiều rào cản cần vượt qua .

25/09/2014
Để “Tam Nông” Phát Triển Bền Vững Để “Tam Nông” Phát Triển Bền Vững

Thời gian qua, nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu nông sản đạt được những thành tựu nổi bật, được thế giới biết đến. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn đang đứng trước những thách thức. Do đó, đến lúc cần xác định những vấn đề trọng tâm để phát triển bền vững “tam nông” theo hướng đầu tư đúng mức và dài hạn.

25/09/2014
Cánh Đồng Hoang Nửa Thị Xã Bỏ Vụ Mùa Cánh Đồng Hoang Nửa Thị Xã Bỏ Vụ Mùa

Bà Phạm Thị Khá ở xóm Yên Phong (Yên Sơn, Tam Điệp, Ninh Bình) năm nay đã 82 tuổi nhưng vẫn thỉnh thoảng vác cuốc ra đồng như một thói quen khó bỏ. Mỗi lần ra, bà lại rên rẩm, than trời về những cánh đồng hoang quê bà cỏ vòi voi, cỏ lồng vực mọc ken dày như lau sậy.

25/09/2014