Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Tầm Chưa... Xứng Tầm

Nuôi Cá Tầm Chưa... Xứng Tầm
Ngày đăng: 22/07/2013

Có nhiều tiềm năng, lợi thế về khí hậu và nguồn nước lạnh nhưng thời gian qua, ngành nuôi cá nước lạnh (trong đó chủ yếu là cá tầm) của Việt Nam phát triển chưa xứng tầm. Không những vậy, ngành chăn nuôi còn non trẻ này đang đứng trước nguy cơ bị cá tầm Trung Quốc nhập lậu đè bẹp.

Cá nhập lậu nhấn chìm cá nội

Ngành sản xuất cá nước lạnh, trong đó chủ yếu là cá tầm, tại Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh trong vòng 5 năm trở lại đây. Khởi đầu từ Lâm Đồng và Lào Cai, đến nay, cá tầm đã được nuôi ở nhiều địa phương, với sản lượng cá thương phẩm năm 2012 đạt 700 tấn, trong đó tỉnh Lâm Đồng chiếm 50%. Tuy nhiên, gần đây, tình trạng cá tầm Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam đã gây ảnh hưởng lớn đến ngành sản xuất cá tầm trong nước.

Theo số liệu mà các đơn vị sản xuất, kinh doanh cá tầm Việt Nam nêu lên trong đơn kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan, hiện mỗi ngày có 2 – 3 tấn cá tầm tươi sống Trung Quốc nhập lậu vào TPHCM bằng đường hàng không và bán ra với giá rất thấp.

Theo ông Trần Văn Hào, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Lâm Đồng, cá tầm trong nước nuôi ở điều kiện gần tự nhiên, thời gian từ 12 – 14 tháng mới thu hoạch với trọng lượng khoảng 2kg/con. Trong khi đó, cá tầm Trung Quốc có thể dùng thuốc kích thích tăng trọng nên chỉ nuôi trong thời 4 - 6 tháng là xuất bán, nên giá rẻ hơn nhiều so với cá Việt Nam.

Loại cá tầm giá rẻ này đang làm tê liệt mạng lưới phân phối cá tầm sản xuất trong nước và ảnh hưởng lớn đến các đơn vị nuôi cá tầm. Bà Ngô Thị Kim Phụng, Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH Cá tầm Việt Nam tại Đà Lạt, cho biết, giá cá tầm Việt Nam bán tại hồ ít nhất là 150.000 đồng/kg mới có lời.

Trong khi cá Trung Quốc nhập lậu bán cho lái buôn chỉ 50.000 - 60.000 đồng/kg và bán lẻ chỉ 120.000 đồng/kg. Vì thế, có thời điểm (cách đây nửa năm) Công ty Cá tầm Việt Nam phải hạ giá rất thấp mới bán được sản phẩm để có vốn tái đầu tư.

Ngoài việc nhập lậu trực tiếp vào thị trường, gần đây đã xuất hiện tình trạng một số đơn vị nhập cá tầm Trung Quốc vào các trại cá ở miền Bắc, lấy đó làm vỏ bọc để hợp thức hóa thành cá Việt Nam trước khi tung ra thị trường.

Cần giải pháp đồng bộ

Ông Trần Văn Hào, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Lâm Đồng, cho rằng, để bảo vệ và phát triển bền vững ngành nuôi cá tầm Việt Nam, ngoài việc ngăn chặn, kiểm soát cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc, cần thực hiện nhiều giải pháp về giống, thức ăn, quy trình sản xuất và phân phối.

Hiện nay, dù một số đơn vị trong nước đã sản xuất được giống nhưng chất lượng chưa cao. Thức ăn cho cá sản xuất trong nước nhưng cũng phải nhập công nghệ và nguyên liệu, chất lượng chưa cao (thức ăn nhập ngoại 1,4kg thức ăn/1kg cá thì thức ăn nội tốn đến 1,8kg/kg cá), ngoài ra, nuôi bằng thức ăn nội thì chất lượng thịt cá cũng chưa bằng thức ăn nhập ngoại.

Đáng chú ý là các nhà sản xuất và phân phối chưa có sự gắn kết chặt chẽ, người sản xuất cứ cặm cụi sản xuất, người bán cứ lo bán, vì vậy xảy ra tình trạng có lúc hàng về dồn dập, lúc thiếu hàng, phải nhập hàng Trung Quốc.

Cũng theo ông Hào, một giải pháp quan trọng nữa là phải chấp nhận “đối mặt” với cá tầm Trung Quốc, bởi vì, nếu cá Trung Quốc nhập khẩu có đầy đủ thủ tục thì không thể cấm. Điều quan trọng là làm sao để cá tầm Việt Nam có chất lượng cao, an toàn và giá thành hợp lý thì người tiêu dùng tất nhiên sẽ chọn.

Theo những người sản xuất cá tầm, so với cá Trung Quốc thì cá nuôi trong nước thơm ngon, bổ dưỡng hơn nhiều và đặc biệt là không có dư lượng hóa chất độc hại từ chất kích thích tăng trưởng. Tuy nhiên, đối với người tiêu dùng bình thường không dễ phân biệt cá tầm Trung Quốc với cá tầm Việt Nam.

Những người rành nghề cho biết, cá tầm Trung Quốc miệng nhọn hơn, lưng đen, bụng dài. Cá Việt Nam ăn thơm và dai, còn cá Trung Quốc ăn nhão như khoai lang…


Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Mới Từ Làng Nghề Làm Bột Gạo Sa Đéc Triển Vọng Mới Từ Làng Nghề Làm Bột Gạo Sa Đéc

TP.Sa Đéc không chỉ nổi tiếng với nghề trồng hoa kiểng, chế biến gạo xuất khẩu mà còn khá nổi tiếng với làng nghề làm bột gạo. Nghề làm bột gạo Sa Đéc được hình thành và phát triển từ nửa thế kỉ nay, do nguồn nước ngọt quanh năm, thổ nhưỡng, thời tiết phù hợp nên sản phẩm bột gạo ở đây có những giá trị riêng, khó có nơi nào sánh kịp.

06/03/2015
Giá Lúa Có Chiều Hướng Trái Chiều Sau Khi Chính Phủ Triển Khai Thu Mua Tạm Trữ Giá Lúa Có Chiều Hướng Trái Chiều Sau Khi Chính Phủ Triển Khai Thu Mua Tạm Trữ

Doanh nghiệp thu mua lúa ở Tam Nông Cụ thể, hiện giá lúa IR 50404 thương lái mua tại ruộng từ 4.450-4.500 đồng/kg, lúa hạt dài OM 4900, OM 6976 giá 4.600-4.650 đồng/kg, riêng lúa Jasmine giảm hơn trước Tết từ 250-300 đồng/kg, cụ thể lúa Jasmine tại ruộng (ngày 2/3) giá 4.700-4.800 đồng/kg. Hiện tại, các doanh nghiệp đều được phân bổ chỉ tiêu thu mua tạm trữ nên đã tăng cường số lượng thu mua.

06/03/2015
Chủ Động Phòng Chống Hạn Hán Chủ Động Phòng Chống Hạn Hán

Vụ Đông Xuân 2014-2015, tỉnh Kon Tum có trên 7.000 ha lúa nước và khoảng 5.000 ha cà phê, rau màu các loại. Diện tích gieo trồng trên đang đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới trầm trọng khi mà lượng nước dự trữ không còn nhiều, trời thì gay gắt nắng, không có bất cứ một dấu hiệu nào cho thấy mùa mưa sẽ đến sớm.

06/03/2015
Đẩy Mạnh Công Tác Xúc Tiến Thương Mại Đẩy Mạnh Công Tác Xúc Tiến Thương Mại

Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đó là khi môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ ngày càng trở nên gay gắt. Việc đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại được xem là vấn đề cấp bách hiện nay, nó không chỉ là đòn bẩy hữu hiệu nhất giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường kinh doanh mà còn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

06/03/2015
Hỗ Trợ Nuôi Bò Sinh Sản Mô Hình Giảm Nghèo Hiệu Quả Ở Đản Ván Hỗ Trợ Nuôi Bò Sinh Sản Mô Hình Giảm Nghèo Hiệu Quả Ở Đản Ván

Ngoài ra, các hộ tham gia dự án còn được hỗ trợ 2 triệu đồng để làm chuồng trại và trồng cỏ chăn nuôi. Trong quá trình thực hiện dự án, người chăn nuôi được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cỏ; cách làm chuồng trại, kỹ thuật chọn con giống, chăm sóc và phối giống cho bò... Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ khuyến nông, thú y xã thường xuyên tuyên truyền, giúp người dân tiêm phòng và phòng, chống đói rét cho đàn bò.

06/03/2015