Nuôi Cá Nước Ngọt Hướng Đến Mục Tiêu Mở Rộng Diện Tích Nuôi Trồng
Cùng với hệ thống sông, suối do thiên nhiên ban tặng, trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có rất nhiều ao, hồ, đập, nhất là hồ chứa của hệ thống công trình thủy điện, thủy lợi chính là nguồn tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản; từng bước nâng cao tỷ trọng lĩnh vực thủy sản trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
Cụ thể hóa mục tiêu này, nhiều năm qua, Trung ương, tỉnh và cơ quan quản lý đã có sự quan tâm đầu tư hạ tầng cơ sở nhân giống, tạo giống làm tiền đề để khơi thông tiềm năng lĩnh vực này; điển hình là đầu tư xây dựng Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT đưa vào hoạt động gần 2 năm qua.
Ông Phạm Hữu Phước-Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai đưa ra con số ấn tượng, rằng từ ngày đi vào hoạt động đến nay, Trung tâm đã cho cá trắm cỏ sinh sản được 5 triệu con cá bột; cá chép sinh sản 1,2 triệu con cá bột; cá rô đầu vuông sinh sản 1,8 triệu con cá bột; rô phi và điêu hồng sinh sản tự nhiên khoảng 3 vạn cá giống. Trung tâm đã bán ra thị trường 1.000 kg cá giống các loại; hiện còn dự trữ 1 tấn cá giống.
Tổ chức thả 10 vạn cá giống trắm cỏ, chép, mè trắng, mè hoa, rô phi, mè vinh, trôi, ra hồ chứa thủy lợi Ia Băng, huyện Đak Đoa và hồ chứa Ia Luk và Ia Kră, huyện Chư Pah để tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Duy trì nuôi dưỡng tốt đàn cá bố, mẹ khoảng 3 tấn để sản sinh cá giống chất lượng tốt chủ động cung cấp cho người nuôi cá.
Theo đánh giá của lãnh đạo Chi cục Thủy lợi-Thủy sản thì Trung tâm Giống thủy sản đi vào hoạt động từng bước đáp ứng yêu cầu cá giống chất lượng tốt của người nuôi cá. Bên cạnh thuận lợi nguồn cá giống sản sinh trên địa bàn tỉnh đã giảm một phần chi phí đầu tư mua cá giống, những năm gần đây, nuôi cá nước ngọt cũng mang lại cho người nuôi nguồn lợi không nhỏ nhờ thị trường tiêu thụ rộng và ổn định thúc đẩy lĩnh vực thủy sản, nhất là nuôi cá nước ngọt tạo bước chuyển biến tích cực về diện tích nuôi trồng và sản lượng cá khai thác.
Đặc biệt, khi hệ thống công trình thủy lợi Ia Mlá, Plei Pai-Ia Lốp… đưa vào vận hành, diện tích mặt nước hồ chứa các công trình này cũng được tận dụng nuôi cá góp phần nâng tổng diện tích mặt nước đưa vào nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh đến thời điểm này đạt 13.380 ha, tăng 360 ha so với cùng kỳ năm trước. Hình thức nuôi cá nước ngọt ngoài thả cá xuống lòng ao, hồ thủy lợi, thủy điện đã xuất hiện hình thức nuôi cá lồng tại các huyện Kbang, Krông Pa, thị xã An Khê…
Dù quy mô nuôi hãy còn nhỏ, nhưng theo đánh giá của các địa phương, đơn vị trực tiếp nuôi cá lồng thì đối tượng cá đưa vào nuôi là cá điêu hồng, cá chình, cá thác lác, cá rô phi, cá lăng thích nghi tốt với môi trường và tăng trọng nhanh góp phần nâng tổng sản lượng cá khai thác từ đầu năm 2013 đến nay đạt khoảng 3.898 tấn, tăng 14,36%; giá trị sản xuất lĩnh vực thủy sản ước đạt trên 32 tỷ đồng, tăng 27,6% so với cùng kỳ.
Cơ cấu loài cá nuôi ngoài các loài truyền thống mè, trôi, trắm, chép… tại một số hồ thủy lợi, thủy điện, người dân đánh bắt được loại cá có giá trị kinh tế cao như cá chình, lăng, thác lác, bống tượng… cung ứng nhu cầu hưởng thụ của người tiêu dùng.
Tiếp tục khai thác có hiệu quả tiềm năng mặt nước tự nhiên, ao, hồ, đập các công trình thủy lợi, thủy điện để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi cá nước ngọt gắn với đa dạng loài cá nuôi là mục tiêu hàng đầu cơ quan quản lý chuyên ngành đặt ra cho lĩnh vực này.
Theo đó, năm 2014 phấn đấu diện tích mặt nước tham gia hoạt động nuôi trồng thủy sản đạt con số 14.000 ha, tăng 620 ha so với diện tích nuôi trồng hiện có; tổng sản lượng cá khai thác đạt 5.200 tấn. Chi cục Thủy lợi-Thủy sản cũng đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Trung ương hỗ trợ nguồn cá giống có giá trị kinh tế cao như ngựa xám, lăng, thác lác, anh vũ... thả bổ sung vào các thủy vực để tái tạo, phát triển các loài cá này.
Xúc tiến việc khảo sát hệ thống hồ chứa trên địa bàn có đủ điều kiện nuôi cá tầm đưa vào quy hoạch chung của cả nước. Bố trí vốn cho cơ quan chuyên môn triển khai dự án hỗ trợ phát triển hệ thống ương nuôi giống thủy sản giai đoạn 2012-2015 trên địa bàn tỉnh đúng tiến độ...; tạo điều kiện để lĩnh vực thủy sản Gia Lai đảm bảo tốc độ tăng trưởng đề ra...
Có thể bạn quan tâm
Vào vụ nuôi tôm 2012, người dân các tỉnh ven biển vùng bán đảo Cà Mau hết sức thận trọng, tìm đủ mọi cách ứng dụng kỹ thuật, vệ sinh ao nuôi trước khi thả giống.
Theo chỉ dẫn của người bạn, chúng tôi đến nhà ông Ngô Hòa, ở khu phố 1, phường An Ðôn, thị xã Quảng Trị, người đầu tiên ở Quảng Trị trồng giống quýt mang ký hiệu PQ1 trên đất phù sa cho hiệu quả kinh tế cao.
Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình vừa có thêm 63 ha thanh long được cấp giấy chứng nhận Global GAP, nâng tổng diện tích thanh long đạt tiêu chuẩn Global GAP trong toàn tỉnh đạt gần 220 ha. Cụ thể là các trang trại Kim Hải (xã Tân Lập, Hàm Thuận Nam) với diện tích 30ha; trang trại Trương Tấn Luận (xã Hàm Hiệp, Hàm Thuận Bắc) 4 ha và trang trại Hồng Ân (xã Hải Ninh, Bắc Bình) với 29 ha.
Cây ngô lai không chỉ thay thế dần cây sắn, đậu tương mà còn giúp nông dân tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Ở các huyện miền núi phía bắc, diện tích tự nhiên chủ yếu là đồi núi, đất SX nông nghiệp ít nên địa phương đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả.
Sở Khoa học và Công nghệ đang phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả trung ương tiến hành đề tài "Nghiên cứu chất lượng đặc thù, điều kiện tự nhiên của vùng trồng quýt", đây là bước tiến tới xây dựng chỉ dẫn địa lý cho loại cây trồng này