Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Nuôi cá nước lạnh mang lại sự giàu có

Nuôi cá nước lạnh mang lại sự giàu có
Tác giả: Minh Hậu - Ngọc Thăng
Ngày đăng: 10/01/2020

Ở Lâm Đồng, nghề nuôi cá nước lạnh phát triển tốt và mang lại lợi nhuận cao cho nhiều nông hộ, doanh nghiệp.

Lâm Đồng có khí hậu mát lạnh quanh năm, nguồn nước sạch sẽ nên người dân dễ phát triển nghề nuôi cá tầm, cá hồi. 

Một người dân huyện Đam Rông cho biết, khí hậu mát lạnh quanh năm kết hợp cùng nguồn nước sạch dồi dào từ các suối, hồ đã giúp họ dễ dàng phát triển cá tầm, cá hồi thương phẩm. Ông chia sẻ: “Đây là những giống cá có giá trị kinh tế cao và không phải địa phương nào cũng nuôi được. Về đầu ra, cá thịt được các doanh nghiệp ở Đà Lạt, TP.HCM… tiêu thụ nên người nuôi khá yên tâm”.

Tại xã Rô Men (huyện Đam Rông), dòng suối Nước Mát đã trở thành nguồn làm giàu cho nhiều gia đình. Những hộ dân sống gần suối đã thực hiện nhiều biện pháp để tổ chức nuôi cá. Trong đó, có hộ đầu tư lồng bè nuôi ở suối, có hộ kéo nguồn nước về hồ của gia đình và thả cá giống. Ông Huỳnh Ngọc Thu cho biết, gia đình ông lắp đặt 42 bể composite (mỗi bể 16m3) trên diện tích 1ha để vừa ươm giống và nuôi hàng nghìn cá tầm thương phẩm.

Nông dân này cho hay, khi có nguồn nước, ông lắp hệ thống ống kéo về và xử lý qua các thiết bị để đảm bảo độ sạch rồi đẩy vào các bể nuôi. Chủ động được nguồn nước ra vào liên tục nên đàn cá phát triển mạnh, cho năng suất cao. “Từ khi thả con giống đến lúc thu hoạch là khoảng 12-18 tháng và cá đạt trọng lượng khoảng 2-2,5kg/con”, ông Thu thổ lộ.

Người nuôi cá nước lạnh Lâm Đồng đang nhập giống từ Nga, Đức để phát triển.

Giá cá tầm thương phẩm đang giao động mức 170-200 nghìn đồng/kg. Với năng suất 10-15kg/m3, người chăn nuôi có thể đạt lợi nhuận 25-30 triệu đồng/bể 16m3. Ông Trần Thanh Toàn, nông dân huyện Đam Rông chia sẻ, gia đình gắn với nghề nuôi cá từ nhiều năm trước nhưng nuôi theo các mô hình truyền thống. Mới đây, khi biết nhiều gia đình thành công với giống cá tầm nên ông tìm hiểu và đầu tư.

“Khoảng tháng nữa là gia đình có thể thu hoạch lứa cá đầu tiên. Đến thời điểm này, cá trong hồ phát triển tốt và đều đạt trọng lượng khoảng 2kg. Đây là mẻ tầm đầu tay và nếu suôn sẻ, Tết này gia đình có tiền phục vụ chi tiêu”, ông Trần Thanh Toàn hồ hởi.

Toàn huyện Đam Rông hiện có 5 doanh nghiệp và gần 10 hộ nuôi cá tầm với quy mô từ 1-5 nghìn cá thương phẩm, tổng sản lượng trên 300 tấn/năm. Theo ngành nông nghiệp huyện, nghề này cho thu nhập cao nên chính quyền khuyến khích người dân, tổ chức nông dân tham gia.

Ngành cá nước lạnh Lâm Đồng hướng đến phát triển quy mô lớn, chất lượng cao.  

Những năm gần đây, Lâm Đồng có chủ trương, chính sách thu hút các nhà đầu tư vào phát triển cá nước lạnh ở tỉnh. Theo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có 25 đơn vị, tổ chức, cá nhân nuôi cá nước lạnh thương phẩm. Tổng diện tích khoảng 380ha với tổng số vốn đầu tư gần 900 tỷ đồng.

Theo Hiệp hội phát triển cá nước lạnh Lâm Đồng, hiện nay, người nuôi cá nước lạnh phải nhập trứng điểm mắt từ Nga hoặc Đức về ấp nở, nuôi. Ở trong nước, việc phát triển giống đã có nhưng thiếu sự đầu tư, giá thành sản xuất cao, hiệu quả kinh tế và lợi nhuận đưa lại cho doanh nghiệp thấp nên sản lượng con giống rất ít, chủ yếu phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu.

Hiện nay, các doanh nghiệp đang áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và nhiều trang trại kiểu mẫu đã hình thành. Các mô hình như cá tầm suối nước chảy VietGAP, GlobalGAP đạt năng suất, chất lượng cao.

Theo đánh giá của Hiệp hội phát triển cá nước lạnh Lâm Đồng, điều kiện tự nhiên lý tưởng kết hợp các quy trình chăm sóc tốt nên trong năm 2019, sản lượng cá tầm của tỉnh đạt gần 1.300 tấn.    

Ông Phạm Phi Long, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Lâm Đồng cho biết, các cá nhân, doanh nghiệp đang nuôi cá nước lạnh bằng các hình thức như phát triển trong lồng bè, nuôi ao, bể lót bạt hoặc bể composite. Ngoài ra có hình thức nuôi tầm suối nước chảy trong bể xây có mái che và đây được xem là mô hình có hiệu quả kinh tế cao.

Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng dự kiến phát triển cá nước lạnh cả về quy mô lẫn chất lượng. Trong đó, hướng nuôi công nghiệp, kỹ thuật cao là khoảng 100ha vào năm 2020, nuôi lồng bè là 50ha...

Ông Nguyễn Đình An, Chủ tịch Hiệp hội phát triển cá nước lạnh Lâm Đồng cho biết, các thành viên của hiệp hội tiếp tục hướng đến sự phát triển bền vững, sử dụng hợp lý về tiềm năng nguồn nước theo quy hoạch của UBND tỉnh. Đồng thời, chăn nuôi cá nước lạnh phải gắn liền bảo vệ môi trường sinh thái, giảm các tác động xấu do ngành gây nên.

Theo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Lâm Đồng, ngành cá nước lạnh của tỉnh sự kiến phát triển lên 200ha vào năm 2022. Trong đó gồm 120ha trang trại có mái che theo hướng công nghiệp kỹ thuật cao và 80ha là lồng bè ở các lưu vực hồ chứa, ao xây... Ở diện tích này, sản lượng dự kiến vào khoảng 2.000 tấn/năm và tỉnh sẽ thu hút các doanh nghiệp đầu tư công nghệ chế biến để nâng cao giá trị, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.


Có thể bạn quan tâm

Ngư dân Quỳnh Phương trúng mùa cá xuất khẩu Ngư dân Quỳnh Phương trúng mùa cá xuất khẩu

5h sáng, trên bến cá lạch Cờn, phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An tàu thuyền tấp nập cập bến. Mặc dù trời đông rét nhưng trên bến dưới thuyền người mua kẻ bán tấp nập. Ngư dân vui mừng vì được mùa nhiều loại cá xuất khẩu như: cá hồng, cá hố, cá mú.

22/12/2015
Nông dân Hồng Dân trúng đậm tôm càng xanh Nông dân Hồng Dân trúng đậm tôm càng xanh

Nông dân huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu đang thu hoạch vụ tôm càng xanh trên vùng chuyển đổi lúa - tôm, năng suất đạt từ 700 - 1,2 tấn/ha

22/12/2015
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sá sùng ở Vân Đồn Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sá sùng ở Vân Đồn

Cục Sở hữu trí tuệ đã có Quyết định số 2929/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00047 cho sản phẩm sá sùng Vân Đồn nổi tiếng. UBND huyện Vân Đồn là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.

22/12/2015
Đã thành lập 442 tổ đội đoàn kết khai thác thủy sản trên biển Đã thành lập 442 tổ đội đoàn kết khai thác thủy sản trên biển

Ông Trần Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: Qua sự hướng dẫn của ngành Nông nghiệp tỉnh Bình Định và chính quyền các địa phương, đến nay ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh đã thành lập được 442 tổ đội đoàn kết khai thác thủy sản trên biển với 1.775 tàu cá tham gia.

22/12/2015
Khai thác được 110.000 tấn hải sản các loại Khai thác được 110.000 tấn hải sản các loại

Tính từ đầu năm đến nay toàn tỉnh Nghệ An khai thác hải sản đạt trên 110.000 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ (riêng vụ cá bắc tính từ tháng 10/2015 đến nay đạt 30.000 tấn/tháng).

22/12/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.