Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Lồng Bè Trên Sông Tam Kỳ (Quảng Nam)

Nuôi Cá Lồng Bè Trên Sông Tam Kỳ (Quảng Nam)
Ngày đăng: 19/07/2013

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật NN&PTNT TP.Tam Kỳ thí điểm nuôi cá diêu hồng lồng bè trên sông Tam Kỳ. Với kết quả khả quan ban đầu, mô hình này mở ra hướng phát triển kinh tế cho nhiều người dân.

Sông Tam Kỳ với đặc điểm ưu việt là nước sông sạch, chưa bị ô nhiễm từ chất thải các khu công nghiệp, nằm bên cạnh thành phố nên rất thuận lợi cho người dân trong việc đầu tư phát triển kinh tế, đặc biệt là nuôi cá lồng bè trên sông. Hai hộ dân được chọn nuôi cá lồng thí điểm là hộ ông Nguyễn Minh Hùng và ông Trần Minh Pho, đều ở phường An Sơn - TP.Tam Kỳ. Tổng diện tích thí điểm là 1.000 m2 bao gồm 18 lồng (trong đó hộ ông Hùng nuôi 12 lồng, hộ ông Pho nuôi 6 lồng).

Qua 2 tháng thả nuôi trung bình 6.000 con giống/lồng (trọng lượng 30 g/con, mật độ thả 100 con/m3, mỗi lồng có thể tích 60m3, dạng khối hình lập phương), hiện trọng lượng cá đã hơn 300 g/con.

Dự báo, sau 2 tháng nữa thì trọng lượng cá sẽ từ 600 g/con trở lên. Nếu chăm sóc tốt, mỗi vụ cá sẽ cho năng suất mỗi lồng từ 3 - 3,5 tấn, lãi ròng 30 - 35 triệu đồng/vụ.

Theo ông Trần Văn Tương – Giám đốc Trung tâm KN-KN tỉnh, sông Tam Kỳ có dòng chảy, con nước phụ thuộc vào sự lên xuống của thủy triều nên tạo được độ thông thoáng, cung cấp nhiều oxy cho cá, các chất cặn bã, dơ bẩn cá thải ra đều bị cuốn đi. Ngoài ra, nước sông có độ mặn bình thường, địa hình khuất gió là điều kiện tuyệt vời để cá sinh trưởng tốt hơn.

Tuy nhiên, cũng nên khuyến cáo người dân nuôi ở mức độ cho phép vì nuôi nhiều quá sẽ dẫn đến hậu quả về môi trường. “Thời gian đến chúng tôi sẽ tiếp tục cùng với thành phố quy hoạch khoanh vùng nuôi một mặt nước nhất định và sẽ bố trí mô hình sao cho đáp ứng quy trình kỹ thuật, đảm bảo vấn đề môi trường” - ông Tương nói.

Ông Nguyễn Minh Hùng, người dân tham gia mô hình cho biết: “Chúng tôi nuôi chủ yếu là cá diêu hồng; ngoài ra còn nuôi thêm cá trắm, cá tra để chúng ăn những chất cặn bã rong rêu dưới sông và xác cá diêu hồng chết. Hiện cá nuôi phát triển mạnh và lớn rất nhanh”.

Theo Bà Nguyễn Thị Đồng – Phó phòng Kỹ thuật thông tin (Trung tâm KN-KN), để đạt hiệu quả cao, người nuôi cần làm tốt việc chuẩn bị lồng bè, chọn giống, chăm sóc, đặc biệt là kỹ thuật cho cá ăn và quản lý thức ăn dư thừa ở các giai đoạn cá phát triển.

Bên cạnh đó, cần chọn mua giống ở những nơi tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng, cá khỏe mạnh, cỡ cá đồng đều, sử dụng thức ăn của những doanh nghiệp có uy tín, có đầy đủ các thành phần cơ bản, bao gồm các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, vitamin, lipid... “Nếu tính luôn 2 mô hình thí điểm hiện tại, hiện trên sông Tam Kỳ đã có 10 hộ dân tham gia với 4 cụm lồng. Có thể thấy đây là một trong những mô hình thuận lợi về mọi mặt bởi có sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 nhà: nhà nước, nhà nông và nhà doanh nghiệp” - bà Đồng cho biết thêm.


Có thể bạn quan tâm

Thủy Sản Việt Nam Nhiều Cơ Hội Thâm Nhập Sâu Vào Phần Lan Thủy Sản Việt Nam Nhiều Cơ Hội Thâm Nhập Sâu Vào Phần Lan

Ông Claudio Karjalaimen- Giám đốc Công ty Tư vấn Finnsea tại Phần Lan cho biết, Phần Lan không chỉ là một thị trường đầy tiềm năng với mức thu nhập bình quân đầu người 46.178 USD/năm; nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với các mặt hàng nông - thủy sản chiếm tới 18 - 20% thu nhập; mà còn là cửa ngõ quan trọng và thuận lợi để hàng hóa nông thủy sản của Việt Nam xâm nhập vào các thị trường Bắc Âu.

15/11/2014
Agroviet 2014 Kết Nối Giao Thương Nông Sản Việt Agroviet 2014 Kết Nối Giao Thương Nông Sản Việt

Với chủ đề “Nông nghiệp Việt Nam hướng tới giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững”, hơn 400 gian hàng trong đó có nhiều gian hàng đến từ các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi tham gia trưng bày, giới thiệu nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng bao gồm các sản phẩm nông lâm thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ, thiết bị cơ khí công nghệ phục vụ cho sản xuất, chế biến cho bảo quản nông sản….

15/11/2014
Tham Quan Mô Hình Khuyến Nông Hiệu Quả Tại 3 Tỉnh Tây Bắc Tham Quan Mô Hình Khuyến Nông Hiệu Quả Tại 3 Tỉnh Tây Bắc

Thực hiện chương trình đào tạo huấn luyện khuyến nông giữa Trung tâm khuyến nông (TTKN) Quốc Gia và TTKN tỉnh năm 2014; Từ ngày 4 -11/11, TTKN tỉnh tổ chức đoàn khảo sát, học tập các mô hình nông nghiệp hiệu quả tại 3 tỉnh Tây Bắc: Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai.

15/11/2014
Xen Canh Trong Vườn Cao Su, Cách Làm Hiệu Quả Xen Canh Trong Vườn Cao Su, Cách Làm Hiệu Quả

Để người dân trồng cao su tăng thu nhập, nhất là khi vườn cây trong giai đoạn kiến thiết cơ bản chưa khai thác mủ, 2 năm (2013 - 2014), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông - lâm nghiệp Tây Bắc (Viện KHKT Nông - Lâm nghiệp miền núi phía Bắc) thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng xen một số giống cây ngắn ngày trên nương cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên”.

15/11/2014
Đa Dạng Nguồn Vốn Để Xóa Đói, Giảm Nghèo Đa Dạng Nguồn Vốn Để Xóa Đói, Giảm Nghèo

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh, năm 2014, toàn tỉnh giảm 3,7% hộ nghèo so với năm 2013. Mục tiêu giảm nghèo bền vững được thực hiện tích cực, đồng bộ, trên cơ sở lồng ghép các chương trình, dự án đang triển khai tại địa phương, như: Nghị quyết 30a, Chương trình 135, dự án Giảm nghèo của Ngân hàng Thế giới (WB)...

15/11/2014