Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá lóc

Nuôi Cá Lóc Trong Mùng Lưới

Nuôi Cá Lóc Trong Mùng Lưới
Ngày đăng: 31/01/2012

Nuôi cá lóc thịt trong mùng lưới (vèo) xuất hiện ngẫu nhiên tại vùng lũ những năm gần đây. Người dân nuôi cá lóc đã nghĩ đến dùng lưới thưa để tiện việc quản lý và cho cá ăn nhằm hạn chế thiệt hại.

Chuẩn bị mùng

Loại hình nuôi trong mùng lưới chỉ đặt trong ao là tốt nhất.

- Kích thước mùng lưới đặt trong ao phổ biến là 5x3x2m (không tính phần trên mặt nước) nuôi được khoảng 3.000-5.000 con. Từ mặt trên trở lên 1-1,5m dùng lưới cước may nối các phần dưới và căng thẳng các góc, cố định các góc trên và dưới tạo thành một cái mùng lật ngược. Khoảng cách từ đáy lưới đến đáy ao là 0,5m, không nên để sát đáy ao vì chất thải và thức ăn thừa sẽ tích tụ gây ô nhiễm nước.

- Lưới được chọn để may mùng là loại lưới được dệt có sợi chỉ lớn bằng nilon ít thấm nước và có độ chắc cao, bền vững, tránh oxy hoá. Thông thường người nuôi chọn lưới sợi 3,6 ly, kích thước lỗ lưới 2,5cm, lưới có màu xanh rêu (lưới Thái), có thể sử dụng liên tiếp 3 vụ.

Thời vụ nuôi

Cá lóc sinh sản quanh năm nên có thể nuôi 3 vụ/năm nếu chủ động được nguồn thức ăn. Song hiện nay do lượng thức ăn cung ứng nên có thể chọn vụ nuôi chính:

- Vụ 1: Bắt đầu từ tháng 4-5, thu hoạch vào tháng 8-9 âm lịch. Đây là thời vụ thích hợp nhất, nhiệt độ dịu mát, nguồn thức ăn dồi dào, dễ tìm, cá lớn nhanh.

- Vụ 2: Bắt đầu từ tháng 8-9, thu hoạch vào tháng 12 và tháng Giêng. Giai đoạn này có nhiều nguồn thức ăn từ nguồn phụ phẩm thuỷ sản tự nhiên.

- Vụ 3: Bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng 7, nên hạn chế nuôi ở vụ này vì thời gian này cá chậm lớn, thức ăn cho cá hiếm và đắt, người nuôi không có lãi.

Thức ăn

- Thức ăn cho cá lóc là những loại cá tạp, cua, ốc, tấm gạo nấu nhừ cho ăn lúc hiếm thức ăn. Khi cá lớn, cho ăn nguyên con hoặc xay nhuyễn, có thể pha chế được nhiều phụ phẩm thay thế làm thức ăn cho cá.

- Dụng cụ cho cá ăn là sàn tre đan lưới hơi thưa và nhẵn được đặt xâm xấp mặt nước, xung quanh gờ có chắn để tránh thức ăn tuột trôi ra ngoài, đồng thời cũng giúp cho cá lên mặt sàn để ăn.

- Tập cho cá ăn đúng giờ để dễ kiểm tra, phát hiện mọi biến đổi của cá để kịp thời phòng trị bệnh cá. Nên cho cá ăn ngày 2 lần: sáng từ 7-8 giờ, chiều từ 4-5 giờ. Định mức thức ăn: 8-10% trọng lượng cá.

Ưu điểm của loại hình nuôi này là rất an toàn trong mùa lũ, nước lên đến đâu nâng mùng lên đến đó. Khi đặt mùng lưới nuôi trong ao chỉ chiếm một phần diện tích ao, phần còn lại có thể thả loài cá khác để tận dụng thức ăn thừa rơi vãi và sản phẩm thải từ cá nuôi mùng lưới, vừa đảm bảo môi trường nuôi khép kín và hạn chế được dịch bệnh, tăng thu nhập.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Lóc Trong Mùng Lưới Nuôi Cá Lóc Trong Mùng Lưới

Nuôi cá lóc thịt trong mùng lưới (vèo) xuất hiện ngẫu nhiên tại vùng lũ những năm gần đây. Người dân nuôi cá lóc đã nghĩ đến dùng lưới thưa để tiện việc quản lý và cho cá ăn nhằm hạn chế thiệt hại.

31/01/2012
Chú Ý Khi Nuôi Cá Lóc Con Và Cá Lóc Thịt Chú Ý Khi Nuôi Cá Lóc Con Và Cá Lóc Thịt

Căn cứ vào tính ăn của cá lóc có thể nuôi ghép với cá nuôi như cá mè, trôi, chép, trắm cỏ, rô phi, diếc để khống chế mật độ của những loài cá tạp và những cá sinh đẻ nhiều như cá rô phi, cá diếc nhằm đảm bảo thức ăn cho các loài cá kinh tế chủ yếu, cải tạo và nâng cao sức sản xuất các vùng nước. Tuy vậy, khi nuôi, cần tính cẩn trọng chú ý tỉ lệ, mật độ, kích cỡ cá thả.

31/01/2012
Ép Cá Bông Giống Chóng Giàu Lên - Nghề Mới Trên Đất Cù Lao Đồng Tháp Mười Ép Cá Bông Giống Chóng Giàu Lên - Nghề Mới Trên Đất Cù Lao Đồng Tháp Mười

Thị trường xuất khẩu cá tra, ba sa càng sôi động, chính là động lực thúc đẩy người chăn nuôi đầu tư mạnh, khiến diện tích các ao, hầm và mặt nước sông ở các tỉnh An Giang và Đồng Tháp tăng rất đang kể trong thời gian gần đây. Bên cạnh hai loại cá tra, ba sa, ở ĐBSCL còn có một loại cá có chất lượng thịt rất ngon được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng và hy vọng có ngày được góp mặt với bè bạn năm châu, đó là cá bông. Để giảm tỉ lệ hao hụt trong chăn nuôi và chất lượng thịt ngon đáp ứng yêu cầu thị trường, chọn con giống là khâu quan trọng đối với người nuôi.

31/01/2012
Ðặc Điểm Sinh Học Và Sinh Sản Cá Lóc Ðặc Điểm Sinh Học Và Sinh Sản Cá Lóc

Cá quả thường gặp và phân bố rộng có 2 loài là : Ophiocephalus maculatus và Ophiocephalus arbus, nhưng đối tượng nuôi quan trọng nhất là loài O.maculatus thuộc Bộ cá quả, họ cá quả, giống cá quả.

31/01/2012
Kỹ Thuật Nuôi Cá Quả (Cá Lóc) Kỹ Thuật Nuôi Cá Quả (Cá Lóc)

Cá quả thường gặp và phân bố rộng có 2 loài là : Ophiocephalus maculatus và Ophiocephalus arbus, nhưng đối tượng nuôi quan trọng nhất là loài O.maculatus thuộc Bộ cá quả, họ cá quả, giống cá quả.

03/01/2011
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.