Home / Cá nước ngọt / Cá lóc

Nuôi Cá Lóc Trong Mùng Lưới

Nuôi Cá Lóc Trong Mùng Lưới
Publish date: Tuesday. January 31st, 2012

Nuôi cá lóc thịt trong mùng lưới (vèo) xuất hiện ngẫu nhiên tại vùng lũ những năm gần đây. Người dân nuôi cá lóc đã nghĩ đến dùng lưới thưa để tiện việc quản lý và cho cá ăn nhằm hạn chế thiệt hại.

Chuẩn bị mùng

Loại hình nuôi trong mùng lưới chỉ đặt trong ao là tốt nhất.

- Kích thước mùng lưới đặt trong ao phổ biến là 5x3x2m (không tính phần trên mặt nước) nuôi được khoảng 3.000-5.000 con. Từ mặt trên trở lên 1-1,5m dùng lưới cước may nối các phần dưới và căng thẳng các góc, cố định các góc trên và dưới tạo thành một cái mùng lật ngược. Khoảng cách từ đáy lưới đến đáy ao là 0,5m, không nên để sát đáy ao vì chất thải và thức ăn thừa sẽ tích tụ gây ô nhiễm nước.

- Lưới được chọn để may mùng là loại lưới được dệt có sợi chỉ lớn bằng nilon ít thấm nước và có độ chắc cao, bền vững, tránh oxy hoá. Thông thường người nuôi chọn lưới sợi 3,6 ly, kích thước lỗ lưới 2,5cm, lưới có màu xanh rêu (lưới Thái), có thể sử dụng liên tiếp 3 vụ.

Thời vụ nuôi

Cá lóc sinh sản quanh năm nên có thể nuôi 3 vụ/năm nếu chủ động được nguồn thức ăn. Song hiện nay do lượng thức ăn cung ứng nên có thể chọn vụ nuôi chính:

- Vụ 1: Bắt đầu từ tháng 4-5, thu hoạch vào tháng 8-9 âm lịch. Đây là thời vụ thích hợp nhất, nhiệt độ dịu mát, nguồn thức ăn dồi dào, dễ tìm, cá lớn nhanh.

- Vụ 2: Bắt đầu từ tháng 8-9, thu hoạch vào tháng 12 và tháng Giêng. Giai đoạn này có nhiều nguồn thức ăn từ nguồn phụ phẩm thuỷ sản tự nhiên.

- Vụ 3: Bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng 7, nên hạn chế nuôi ở vụ này vì thời gian này cá chậm lớn, thức ăn cho cá hiếm và đắt, người nuôi không có lãi.

Thức ăn

- Thức ăn cho cá lóc là những loại cá tạp, cua, ốc, tấm gạo nấu nhừ cho ăn lúc hiếm thức ăn. Khi cá lớn, cho ăn nguyên con hoặc xay nhuyễn, có thể pha chế được nhiều phụ phẩm thay thế làm thức ăn cho cá.

- Dụng cụ cho cá ăn là sàn tre đan lưới hơi thưa và nhẵn được đặt xâm xấp mặt nước, xung quanh gờ có chắn để tránh thức ăn tuột trôi ra ngoài, đồng thời cũng giúp cho cá lên mặt sàn để ăn.

- Tập cho cá ăn đúng giờ để dễ kiểm tra, phát hiện mọi biến đổi của cá để kịp thời phòng trị bệnh cá. Nên cho cá ăn ngày 2 lần: sáng từ 7-8 giờ, chiều từ 4-5 giờ. Định mức thức ăn: 8-10% trọng lượng cá.

Ưu điểm của loại hình nuôi này là rất an toàn trong mùa lũ, nước lên đến đâu nâng mùng lên đến đó. Khi đặt mùng lưới nuôi trong ao chỉ chiếm một phần diện tích ao, phần còn lại có thể thả loài cá khác để tận dụng thức ăn thừa rơi vãi và sản phẩm thải từ cá nuôi mùng lưới, vừa đảm bảo môi trường nuôi khép kín và hạn chế được dịch bệnh, tăng thu nhập.


Related news

Kinh nghiệm nuôi cá lóc đầu nhím thương phẩm Kinh nghiệm nuôi cá lóc đầu nhím thương phẩm

Mô hình nuôi cá lóc đầu nhím thương phẩm. Để giúp cho bà con nông dân chủ động hơn trong quá trình thực hiện mô hình này, xin khuyến cáo một số khâu kỹ thuật

Tuesday. April 4th, 2017
Bệnh gan thận mủ trên cá lóc Bệnh gan thận mủ trên cá lóc

Hiện nay, bắt đầu vào mùa mưa, nhiệt độ nước thấp. Đây là điều kiện thuận lợi để nhiều mầm bệnh phát triển mạnh, đặc biệt là bệnh gan, thận có mủ.

Monday. October 30th, 2017
Kỹ thuật sinh sản và nuôi thương phẩm cá lóc Kỹ thuật sinh sản và nuôi thương phẩm cá lóc

Nuôi cá lóc có thể đầu tư ở các mức độ khác nhau, không nhất thiết cần nhiều diện tích; người nuôi có thể đầu tư ở mức độ sản xuất

Monday. November 6th, 2017
Nuôi cá lóc trong vèo lưới cho hiệu quả năng suất cao Nuôi cá lóc trong vèo lưới cho hiệu quả năng suất cao

Mô hình nuôi cá lóc công nghiệp thâm canh trong vèo lưới cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao.Nuôi cá lóc trong vèo lưới cho hiệu quả năng suất cao

Thursday. November 9th, 2017
Nuôi cá lóc kết hợp cá trê vàng trong mùng lưới trên sông cho năng suất tốt Nuôi cá lóc kết hợp cá trê vàng trong mùng lưới trên sông cho năng suất tốt

Cá lóc trong mùng lưới trên sông kết hợp cá trê vàng” cho năng suất cao, vừa tiện lợi dễ làm, vừa tiết kiệm được chi phí đầu tư thức ăn.

Thursday. November 9th, 2017