Nuôi cá lóc trong bể xi măng, thu nhập 200 triệu/ năm
Ông Cường từng tham gia các lớp khuyến nông và tham khảo nhiều mô hình nuôi thủy hải sản ở địa phương khác, để học hỏi kinh nghiệm. Năm 2010, gia đình ông đầu tư nuôi cá lóc vì trong bể xi măng.
Nuôi cá trong bể xi măng có nhiều ưu điểm như: có thể dùng các tấm lưới che phủ, tránh ánh nắng trực tiếp, hạn chế tình trạng tràn nước trong bể; bể xi măng được xây gần nguồn nước nên tiện chăm sóc, thay nước hàng ngày... Trên diện tích 200 mét vuông, ông Cường chia thành 5 bể xi măng thả nuôi cá lóc.
Cá lóc giống được ông nhập về từ miền Nam, tỉ lệ sống của cá lóc khi chuyển từ môi trường Miền Nam ra miền Trung khoảng 70%. Mỗi vụ cá lóc, ông thả trên trên 20.000 con giống; với chi phí nuôi cá giống khoảng 24 triệu đồng. Những con cá giống được lựa chọn phải đảm bảo yếu tố khỏe và có khả năng thích nghi với môi trường mới.
Cá lóc được nuôi trong bể xi măng nên có thể xử lý nhanh các sự cố về nguồn nước, thức ăn và các loại bệnh.
Với kinh nghiệm 6 năm nuôi cá lóc trong bể xi măng ông Cường cho biết: “Nuôi cá trong bể tuy không sinh trưởng nhanh bằng trong ao hồ, tuy nhiên có thể chủ động được nguồn nước, đồng thời xử lý nhanh các trường hợp bệnh tật về cá nên ít khi bị rủi ro. Khi nuôi, đòi hỏi phải thay nước hàng ngày cho các bể cá, để làm cho nguồn nước sinh sống của cá luôn sạch, mát.
Nguồn thức ăn cho cá lóc chủ yếu là cá con. Trung bình mỗi tạ cá lóc ăn khoảng 4kg cá con mỗi ngày. Số tiền mua thức ăn cho cá trong một vụ (6 tháng) có thể lên tới 200 triệu đồng.
Với diện tích bể nuôi 200m2, năng suất trung bình hàng năm từ 5 - 8 tấn cá lóc, mỗi năm gia đình ông thu lãi hơn 200 triệu đồng/ năm
Thời gian thả cá giống là đầu tháng 3 hàng năm, sau 6 tháng có thể thu hoạch lứa đầu. Thời gian thu hoạch trong vòng 1,5 - 2 tháng. Những con cá lóc sinh trưởng tốt, bán vào cuối vụ có thể nặng gần 2kg. Mỗi năm, một vụ cá lóc, trừ chi phí giống và thức ăn, gia đình ông thu nhập hơn 200 triệu đồng.
Đây là mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng duy nhất duy nhất ở xã Diễn Thành (Diễn Châu) được nhiều người dân đến học hỏi kinh nghiệm.
Có thể bạn quan tâm
Nông dân ở các vùng tôm, bên cạnh phát triển nghề nuôi tôm, nếu biết cách canh tác nương theo sinh thái mặn - lợ theo mùa bằng những loại cây - con phù hợp, có thể làm giàu khi tận dụng được lợi thế “trời ban” cho đất Cà Mau mà ít địa phương nào trong vùng có được.
Do diễn biến bất thường của thời tiết, đặc biệt là cơn đại hạn vừa qua làm cho người nuôi cá chình, cá bống tượng bị thiệt hại nặng. Số lượng cá hiện còn trong các ao nuôi giảm nhiều so với cùng kỳ.
Hiện giá nhiều loại cá nước ngọt tăng cao do nguồn cá thịt đã hết, người tiêu dùng lại vẫn ưu tiên chọn cá nước ngọt thay cho cá biển. Đây tưởng như là điều kiện thuận lợi để khuyến khích nông dân mạnh dạn đầu tư khi bước vào vụ thả những lứa cá mới.