Nuôi cá đối - Nuôi cá đối
2. Nuôi cá đối
Thông thường trong thực tiễn người ta không nuôi đơn cá đối mà chúng được nuôi ghép với các đối tượng khác như cá măng, cá chẻm và năng suất có thể đạt bình quân 400 kg/ha ở Ấn độ.
Ở Hong kong, Đài loan và Isael, cá đối được nuôi ghép với cá chép Trung quốc và cá đối là đối tượng chính.
Mật độ thả nuôi lên tới 10,000-15,000/ha (cá có kích thước 7.5cm) với 1000-2000 cá chép Trung quốc.
Khi đã lớn.
hơn (12cm) cá đối được thu tỉa còn lại khoảng 3500con/ha.
Thức ăn dược cung cấp gồm: cám gạo (2 tháng đầu) và sau đó là bánh dầu đậu phộng, cám gạo.
Ngoài ra ao cũng được bón phân hữu cơ để tăng cường nguồn thức ăn tự nhiên.
Năng suất thu được từ 2500-3500kg/ha.
Ở Đài Loan cá đối được nuôi ghép với cá măng (2000con/ha), cá chép trung quốc (3250 con/ha) và cá chép (500 con/ha) ở mật độ 3000con/ha.
Cá đạt 300g sau 1 năm và 1.2 sau 2 năm.
Ngoài ra cá đối còn được nuôi ghép với cá rô phi, cá chép và cá mè với mật độ tổng cộng khoảng 12,300 con/ha.
Sau 4 tháng nuôi cá đối đạt 100g.
Trong nuôi thịt cá cái cá đối thường lớn nhanh hơn cá đực và trứng của chúng được dùng trong chế biến thức ăn đặc sản nên steroid (17a-Methyltestosterone và Ethynyloestradiol) cũng đã được sử dụng thông qua đường thức ăn để kiểm soát sự biệt hoá giới tính của cá đối.
Có thể bạn quan tâm
Sông Trường Giang có nhiều loài thủy sản từ lâu đã trở thành đặc sản như cá cồi, cá rằn, cá hanh, cá hồng, cá sặc, cá đối, tôm, cua, ghẹ, rạm… Cá đối sông Trường Giang con lớn chỉ bằng ngón chân cái, có hai loại: cá đối xếp và đối nhọn
Ông Lộc Cá Pắn, thôn Thống Nhất, xã Hải Lạng (Tiên Yên) vừa kết thúc đợt thu hoạch cá đối mục theo mô hình nuôi ghép 2ha cá đối mục và tôm sú.
Cá đối là loài rộng muối và phân bố rộng rãi ở các thuỷ vực nước ven biển vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, nó được biết đến như là một loài cá đại chúng bởi vì chất lượng thịt và giá cả phải chăng so với các loài cá đắt tiền khác như cá mú, cá chẽm.