Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá điêu hồng

Nuôi Cá Điêu Hồng Sau Vụ Tôm

Nuôi Cá Điêu Hồng Sau Vụ Tôm
Ngày đăng: 26/12/2010

Cải tạo ao:

Sau khi đã thu hoạch tôm, tháo cạn nước, nếu ao không thoát tự nhiên thì phải dùng máy bơm bơm hết nước và hút bùn nhão dưới đáy ao ra ngoài. Tiến hành phơi đáy ao từ 5 – 7 ngày, để diệt cá tạp và mầm bệnh. Dùng vôi bột rải xuống ao với lượng 10 – 20kg/100m2, sau đó lấy nước vào ao từ 0,3 – 0,5m qua lưới chắn tạp hoặc túi lọc tạp, túi lọc tạp làm bằng vải Kate 4 lớp, miệng túi gắn vào ống với đường kính 0,5 – 1m, chiều dài túi 7 – 15m, miệng túi thả tự do trong ao có đường kính 2 –3m. Dùng phân chuồng heo, gà, vịt rải đều khắp đáy ao với lượng 10 – 15kg/100m2. Sau khi bón phân vài ngày thấy nước có màu xanh đọt chuối là tốt, lúc này lấy thêm nước vào ao khoảng 1 – 1,5m và tiến hành thả cá giống.

Chọn và thả giống:

Chọn con giống đồng đều cỡ, không bị mắc bệnh, phản xạ nhanh khi động mạnh vào nước. Nên chọn mua giống ở những trại SX giống uy tín và chất lượng và tốt nhất là chọn cỡ cá từ 25 – 30 con/kg. Thả giống vào sáng sớm hoặc trời mát. Trước lúc thả kiểm tra các điều kiện môi trường như mật độ, độ pH... Tùy theo khả năng bổ sung thức ăn có thể thả 2 – 4 con/m2 hoặc 5 – 7 con/m2.

Cho ăn và chăm sóc:

Có thể tận dụng nguồn thức ăn ở địa phương sẵn có như: Tôm tép tạp, cám, cá tạp... đã chế biến và nấu chín kết hợp với thức ăn công nghiệp dạng viên sao cho có hàm lượng đạm từ 25 – 30% và cung cấp cho cá theo từng giai đoạn sinh trưởng. Mỗi ngày cho ăn 3 lần vào sáng sớm 40%, trưa 20%, chiều mát 40% lượng thức ăn trong ngày. Cho ăn 3% trọng lượng cá lúc còn nhỏ, 2% lúc cá lớn. Cứ 10 ngày thay nước một lần, mỗi lần thay 30% lượng nước có trong ao và trong quá trình nuôi có thể linh động thay nước tùy vào chất lượng nước. Hàng tháng kiểm tra tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống để xác định lượng thức ăn hàng ngày.

Phòng ngừa bệnh:

Chủ động dùng thuốc kháng sinh bổ sung Vitamin C theo định kỳ 10 ngày/lần bằng cách trộn vào thức ăn với liều lượng 2% tổng lượng thức ăn, không cho thức ăn ăn thừa, ôi thiu. Nguồn nước phải sạch không bị ô nhiễm. Theo dõi các hiện tượng bệnh và xử lý kịp thời, thường xuyên theo dõi kiểm tra môi trường nước.

Thu hoạch:

Khi cá đạt kích cỡ thương phẩm từ 350 – 400gr/con trở lên là có thể tiến hành thu hoạch được bằng lưới vây là tốt nhất.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Nuôi Cá Điêu Hồng Trong Vèo Kỹ Thuật Nuôi Cá Điêu Hồng Trong Vèo

Mô hình nuôi cá điêu hồng trong vèo lưới đặt trong ao có thể là kiểu nuôi đại diện cho các mô hình nuôi ao, nuôi lồng, bè, bởi những ưu điểm như: Thịt cá sẽ không hôi mùi cỏ; mật độ thả cá cao hơn vài lần so với nuôi ao đất...

19/02/2011
Nuôi Cá Diêu Hồng Cho Thu Nhập Cao Nuôi Cá Diêu Hồng Cho Thu Nhập Cao

Cùng với các loại hoa quả, cây cảnh... được tạo dáng, chăm sóc kỹ để phục vụ người tiêu dùng vào dịp Tết Canh Dần, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận còn có thêm sản phẩm mới là cá diêu hồng (còn gọi là cá rô phi đỏ) đang được tiêu thụ mạnh

19/02/2011
Kinh Nghiệm Nuôi Cá Điêu Hồng Trong Ao Đất Kinh Nghiệm Nuôi Cá Điêu Hồng Trong Ao Đất

Ông Nguyễn Văn Thiền, ngụ ấp Mỹ Khánh, xã Mỹ Hòa Hưng nuôi cá điêu hồng mang lại thu nhập cao, cải thiện cuốc sống gia đình. Sau đây là những kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi mà anh có được sau một vụ nuôi

26/12/2010
Nuôi Cá Điêu Hồng Sau Vụ Tôm Nuôi Cá Điêu Hồng Sau Vụ Tôm

Sau khi đã thu hoạch tôm, tháo cạn nước, nếu ao không thoát tự nhiên thì phải dùng máy bơm bơm hết nước và hút bùn nhão dưới đáy ao ra ngoài

26/12/2010
Bệnh Nổ Mắt Và Thổi Mang Cá Điêu Hồng Bệnh Nổ Mắt Và Thổi Mang Cá Điêu Hồng

Người nuôi cá điêu hồng không ai không gặp qua bệnh nổ mắt và bệnh trắng mang, thối mang trên cá điêu hồng. Bệnh thường xảy ra vào mùa có nhiệt độ nước tăng cao, khi hàm lượng oxy hoà tan trong nước thấp, cá nuôi với mật thả cao, trọng lượng cá từ 100g trở lên. Bệnh xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi (50-70%). Thông tin sau sẽ giúp người nuôi hiểu rõ hơn về hai bệnh này từ đó có cách phòng trị.

28/08/2013