Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá chim

Nuôi Cá Chim Trắng

Nuôi Cá Chim Trắng
Ngày đăng: 29/12/2010

Yêu cầu ao nuôi:

- Diện tích tuỳ thuộc thực tế, nhưng tối thiểu cũng 500m2, tuy nhiên ao càng rộng càng tốt.

- Ao cần thông thoáng có độ sâu: 1,5-1,8m.

Mật độ cá thả:

- 5-10con/m2.

Chuẩn bị ao:

- Rút cạn nước, vét bùn sâu, giữ lại bùn từ 20-30cm

- Làm vệ sinh ao: Tẩy trùng bằng vôi, 8-10kg/m2, phơi đáy ao 2-3 ngày khi thấy thấy mặt bùn nức chân chim là tốt nhất.

- Bón lót đáy ao: phân chuồng 25-30kg/100m2, phân xanh, 25-30kg/100m2, rải đều phân, dùng trâu bừa 1-2 lần, đưa nước sâu 30-40cm ngâm ao 2-3 ngày.

- Trước khi thả cá mực nước ao phải đảm bảo 1,0-1,2m.

Mùa vụ thả cá: Có thể từ tháng 2-3 hoặc tháng 5-6 dương lịch.

Chất lượng cá giống và qui cỡ thả:

- Cá giống phải khoẻ mạnh, không bị bệnh, không xây xát, không mất nhớt, toàn thân trơn bóng.

- Cỡ cá khi thả: Cá giống có chiều dài 8-12cm/con.

Chăm sóc và quản lý ao cá:

Thường xuyên diễn biến thời tiết để điều chỉnh thức ăn phân bón và bổ sung nước mới vào ao cho phù hợp, thường 1 tuần thay nước 1 lần, mỗi lần thay 1/3 nước cũ trong ao..

- Cắm 1 thước đo mực nước trong ao (làm bằng cây tre có khắc từ 100-200cm, luôn duy trì mực nước trong ao 1,2-1,5m.

- Bón phân cho ao cá: Phân chuồng ủ 10-15kg/100 m2/7 ngày khi thấy nước ao có màu xanh lá chuối non là đạt yêu cầu.

- Hàng ngày cho cá ăn vào 8 giờ sáng và 4 giờ chiều. Nên có sàn cho cá ăn để thuận lợi trong việc điều tiết lượng thức ăn cho phù hợp không để dư thừa thức ăn ảnh hưởng tới môi trường ao nuôi.

- Thức ăn xanh cho cá chim trắng là: Bèo tấm, lá rau các loại...

- Các loại thức ăn tinh khác: Có thể dùng cám gạo, bột ngô, bột sắn, khoai, bã rượu, bã đậu, chất thải lò mổ... khối lượng cho ăn hàng ngày được tính theo trọng lượng đàn cá thả (ước lượng):

+ Tháng 3-6 lượng thức ăn từ 5-8% trọng lượng đàn;

+ Tháng 7-8 lượng thức ăn cần từ 4-6% trọng lượng đàn;

+ Tháng 9-10 lượng thức ăn cần 3-5% trọng lượng đàn;

+ Tháng 11 trở đi lượng thức ăn cần 2-3% trọng lượng đàn:

Thu hoạch: Có thể thu tỉa những con to từ tháng 8 trở đi khi trọng lượng mỗi con từ 0,5 kg/con. Nếu thu toàn bộ cá trong ao, phải rút bớt nước, dùng lưới kéo 2-3 mẻ thu dần cá, sau đó bơm cạn và bắt hết. Tu sửa ao tôn cao bờ, sửa đăng cống, làm vệ sinh ao, chuẩn bị cho vụ nuôi cá mới (lưu ý đây là quy trình nuôi cá chim trắng bán thâm canh)./.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Nuôi Vỗ Cá Chim Trắng Kỹ Thuật Nuôi Vỗ Cá Chim Trắng

Trong sinh sản nhân tạo cá, việc nuôi vỗ cá bố mẹ có ý nghĩa quyết định đến sự thành thục tuyến sinh dục cá, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sinh sản

18/02/2011
Cần Thận Trọng Khi Nuôi Cá Chim Trắng Cần Thận Trọng Khi Nuôi Cá Chim Trắng

Mặc dù Bộ Thuỷ sản đã chính thức công bố hai mẫu cá nuôi tại Đồng Nai là cá chim trắng chứ không phải cá dữ piranhas, theo nhiều chuyên gia, vẫn không nên phát triển đại trà loài cá này

18/02/2011
Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi Cá Chim Trắng Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi Cá Chim Trắng

Cá chim trắng nước ngọt có tên khoa học là: Colossoma brachypomum, thuộc họ cá Chép, nguồn gốc ở sông Amazon Nam Mỹ, được du nhập vào Trung Quốc năm 1985 và đến năm 1988 loài cá này đã được nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công

18/02/2011
Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Chim Trắng Nước Ngọt Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Chim Trắng Nước Ngọt

Cá chim trắng nước ngọt, có tên khoa học là Colossoma brachypomum, thuộc Bộ Characiformes, Họ Characidae. Trong khi đó cá hổ hay còn gọi là cá cọp hoặc cá Piranha có tên khoa học là Pygocentrus praya cũng thuộc bộ Characiformes, họ Characidae nhưng khác giống và khác loài

29/12/2010
Kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng Kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng

Cá chim vây vàng là loài cá nuôi ít rủi ro, cho lợi nhuận 40.000 – 80.000 đồng/kg.

09/09/2015