Nuôi cá bống tượng vừa dễ lại cho hiệu quả cao

Ông Lê Văn Nô, ở xã Tân Thành, thành phố Cà Mau - người có kinh nghiệm nuôi cá bống tượng nhiều năm cho biết:
Trước đây, thấy nhiều người nuôi cá bống tượng có hiệu quả kinh tế khá cao nên ông quyết tâm tìm hiểu và nghiên cứu về kỹ thuật qua báo đài, các lớp tập huấn, hội thảo, học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi về kỹ thuật nuôi loài thủy sản này.
Đến giữa năm 2011, gia đình đã cải tạo gần 1.000 m2 ao để thả nuôi 1.500 con cá bống tượng giống.
Sau vụ thu hoạch đầu tiên, thu lãi khoảng 40 triệu đồng.
Thấy nuôi cá bống tượng đạt hiệu quả kinh tế cao nên ông Nô rất phấn khởi và duy trì mô hình nuôi cá bống tượng qua nhiều năm.
Hiện, trong ao ông thả nuôi khoảng 2.000 con cá bống tượng giống được gần 11 tháng tuổi.
Qua kiểm tra, cá đạt trọng lượng bình quân 200 - 300 g/con.
Nếu chăm sóc tốt, đến lúc thu hoạch, cá sẽ đạt trọng lượng 500 - 700 g/con.
Với giá cá thương phẩm cao như hiện nay (khoảng 160.000 - 250.000 đồng/kg tùy loại), sau khi trừ hao hụt khoảng 30% và chí phí đầu tư, ông sẽ thu lời hơn 100 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật, rầy tiếp tục gia tăng mật độ và gây hại mạnh trên các trà lúa giai đoạn ngậm sữa - đỏ đuôi, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng gây cháy chòm, cháy ổ từ khoảng ngày 15-9 trở đi. Các huyện cần chú ý: Yên Lập, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Tam Nông, Hạ Hòa, TP Việt Trì...

Đây được xem như một bước đi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản, đặc biệt là với nghề đánh bắt thủy sản xa bờ với những hỗ trợ tích cực trong chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, chính sách bảo hiểm, chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác.

Do vậy, để phục hồi ngành này, các ban ngành cần ưu tiên giải quyết những vướng mắc về cơ chế chính sách, đặc biệt là tái cơ cấu lại đội tàu, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Một công bố mới đây của Cục Trồng trọt thuộc Bộ NN-PTNT cho thấy chỉ riêng tiền nhập hạt giống rau các loại, VN chi đến nửa tỉ USD mỗi năm để nhập khẩu từ nước ngoài.

Mà không chỉ vườn nhà tôi mà khu vực lân cận bà con bị như thế này nhiều lắm. Theo chẩn đoán thì tiêu bị tuyến trùng tấn công làm rễ bị tổn thương, tạo cơ hội cho các loại nấm trên tấn công hại rễ tiêu”. Anh Thiên Tâm - chủ một vườn tiêu ở Đắk Lắk - cũng than thở: “Trời mưa suốt thì không sao, mới nắng có 1 tuần đã có dấu hiệu tiêu thối gốc xì mủ gốc rồi chết”.