Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Nuôi ba ba gai trên miền núi lãi cả tỷ đồng mỗi năm

Nuôi ba ba gai trên miền núi lãi cả tỷ đồng mỗi năm
Tác giả: Trần Ngọc Sơn (Trung tâm Khuyến nông Yên Bái)
Ngày đăng: 31/08/2019

Huyện Văn Chấn (Yên Bái) hiện có trên 500 hộ nuôi ba ba gai, trong đó tập trung chủ yếu tại thị trấn nông trường Trần Phú với 252 hộ nuôi, xã Cát Thịnh 157 hộ nuôi...

Kiểm tra ba ba gai.

Hộ ông Nguyễn Văn Nghị ở thôn Văn Hưng, xã Cát Thịnh là một điển hình với thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm nhờ nuôi ba ba gai sinh sản. Ông bắt đầu nuôi ba ba gai từ năm 2005 với diện tích ao nuôi là 30m2 và 30 con ba ba gai nhỏ. Năm 2007 thấy nghề nuôi ba ba gai sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định gia đình ông mạnh dạn xây dựng thêm ao nuôi và đầu tư thêm 4 cặp ba ba bố mẹ (1 cặp gồm 1 con đực, 2 con cái).

Do chưa có kinh nghiệm cũng như chưa hiểu hết đặc tính của con ba ba gai nên ông gặp nhiều khó khăn trong việc nuôi sinh sản, có những lứa thậm chí lỗ vốn.

Không nản chí, mỗi lần thất bại ông đều tìm hiểu nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm. Qua 2 năm nuôi với nhiều thăng trầm, nghề nuôi ba ba gai sinh sản mới đi vào ổn định và mang lại thu nhập cho gia đình.

Khi đã có kinh nghiệm trong tay cộng với thấy nghề nuôi ba ba gai cũng không quá vất vả, đầu ra khá ổn định lại cho thu nhập cao nên hàng năm, gia đình ông tiếp tục đầu tư xây dựng thêm diện tích nuôi mới.

Đến nay diện tích nuôi ba ba gai nhà ông là 2.500m2 với 100 cặp ba ba bố mẹ (1 cặp hiện nay gồm 1 đực và 3 con cái). Với số lượng ba ba bố mẹ này mỗi năm đẻ trên 10.000 quả trứng, ấp bán được trên 9.000 con giống với giá trung bình 110.000 đ/con. Tổng thu nhập từ nuôi ba ba gai sinh sản hàng năm của gia đình là 1 tỷ đồng , sau khi trừ chi phí cho lãi khoảng 800 triệu.

Nhờ nuôi ba ba nhiều hộ đã đổi đời.

Ông Nghị cho biết nuôi ba ba gai không khó nhưng để mang lại hiệu quả thì người nuôi cần phải hiểu được đặc tính của chúng và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng...

Theo kinh nghiệm của ông, để ba ba khỏe mạnh không bị bệnh cần trú trọng xử lý tốt nguồn nước, ao nuôi và thức ăn cho ba ba. Nguồn nước phải sạch và điều tiết ra vào hợp lý, nguồn thức ăn phải đảm bảo tươi sống, thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn tránh tình trạng cho ăn thừa sẽ dẫn đến môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, từ đó ba ba dễ bị bệnh nấm thủy my, viêm loét do vi khuẩn, sưng cổ...

Ngoài hộ nhà ông Nghị, không khó để kể tên các hộ nuôi ba ba có thu nhập tiền tỷ mỗi năm như hộ ông Đoàn Vũ Nghề, Nguyễn Duy Giang, xã Cát Thịnh; ông Phạm Ngọc Thái, Nguyễn Hoàng Cương, thị Trấn nông trường Trần Phú... 


Có thể bạn quan tâm

Trồng huệ trên đất lúa thu nhập khá Trồng huệ trên đất lúa thu nhập khá

Nông dân huyện Phúc Thọ (Hà Nội) nhờ chuyển đổi trồng lúa sang trồng hoa huệ, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

30/08/2019
Chặn đứng bệnh khảm lá sắn bằng các biện pháp hiệu quả Chặn đứng bệnh khảm lá sắn bằng các biện pháp hiệu quả

Bệnh khảm lá sắn do virus có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus, còn gọi là virus SLCMV gây ra.

30/08/2019
Kinh nghiệm quản lý dịch hại khảm lá sắn Kinh nghiệm quản lý dịch hại khảm lá sắn

Xây dựng mô hình giống mới và biện pháp canh tác sắn bền vững tại vùng trọng điểm của nhà máy chế biến

30/08/2019
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.