Kinh nghiệm quản lý dịch hại khảm lá sắn
Thạnh Đông là vùng trọng điểm sản xuất sắn của huyện Tân Châu (Tây Ninh). Hàng năm diện tích sắn của xã đạt khoảng 1.600ha, gồm 2 vụ Hè Thu và Đông Xuân, năng suất khoảng 30 tấn/ha, tương đương với năng suất chung của toàn tỉnh.
Mô hình giống mới kháng bệnh, cho hiệu quả kinh tế cao
Những năm gần đây, sản xuất sắn chịu áp lực lớn về dịch hại bùng phát như nhện đỏ, bệnh chổi rồng, rệp sáp bột hồng, bệnh thối củ và đặc biệt là bệnh khảm lá sắn.
Dự án “Xây dựng mô hình giống mới và biện pháp canh tác sắn bền vững tại vùng trọng điểm của nhà máy chế biến” do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chủ trì được thực hiện tại xã Thạnh Đông từ tháng 1 đến tháng 11/2018; quy mô 25ha với 30 hộ nông dân tham gia. Nội dung của dự án bao gồm đưa các giống mới sạch bệnh và quy trình canh tác bền vững (thâm canh và quản lý tổng hợp) xây dựng các mô hình trồng sắn trên ruộng của nông hộ.
Kết quả cho thấy năng suất sắn ở các diện tích triển khai của dự án đạt từ 35 - 45 tấn/ha, cao hơn so với ngoài mô hình 10 - 15 tấn/ha (ngoài mô hình chỉ đạt từ 25 - 30 tấn/ha, nhiễm bệnh khảm lá sắn rất sớm). Lợi nhuận thu được 65 - 80 triệu đồng/ha, trong khi ngoài mô hình chỉ đạt là 35 - 50 triệu đồng/ha.
Từ kết quả xây dựng mô hình đã rút ra một số kinh nghiệm quản lý dịch hại như sau:
- Không sử dụng nguồn giống đã nhiễm bệnh tại địa phương mà lấy các nguồn giống sạch bệnh từ các vùng không bị nhiễm để trồng, các giống ít bị nhiễm bệnh khảm là KM94, KM140.
- Xử lý hom giống đề phòng trừ - xua đuổi bọ phấn mang virus gây khảm lá sắn.
- Phun định kỳ các loại thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của Cục BVTV để tiêu diệt và phòng trừ bọ phấn và dịch hại khác.
- Bón cân đối các loại phân, hạn chế bón các loại phân có thành phần đạm cao.
- Bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý để hạn chế ký chủ của bọ phấn luôn luôn hiện diện ở trên các cánh đồng.
- Luân canh hoặc xen canh sắn với ngô và cây họ đậu vì ngô và cây họ đậu là ký chủ nhiều loại thiên địch của bọ phấn.
- Nhân và đưa nhanh các giống kháng bệnh khảm lá vào sản xuất sắn.
Có thể bạn quan tâm
Anh Lê Văn Hùng ở thôn 2, xã Rô Men, huyện Đam Rông, Lâm Đồng là điển hình trong việc chuyển cà phê sang trồng bưởi da xanh thu nhập cao.
Nông dân huyện Phúc Thọ (Hà Nội) nhờ chuyển đổi trồng lúa sang trồng hoa huệ, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Bệnh khảm lá sắn do virus có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus, còn gọi là virus SLCMV gây ra.