Nước Lũ Phá Vỡ Đê Bao Sản Xuất Vụ 3 Nhấn Chìm 80ha Lúa
Khoảng 3 giờ sáng, ngày 9/8/2014, đê bao ấp 2, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự đã bị vỡ, nhấm chìm khoảng 80ha lúa.
Đoạn đê đã bị nước lũ phá vỡ khoảng 20m, nước tràn ngập trên ruộng và đang tiếp tục dâng cao.
Theo thống kê ban đầu, khoảng 80ha lúa vụ 3 khoảng 70 ngày tuổi đã bị nước lũ nhấm chìm; khoảng 300ha còn lại cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Hàng chục máy gặt đập liên hợp, phương tiện vận chuyển được huy động từ các địa phương lân cận đến hỗ trợ thu hoạch và vận chuyển lúa. Nước lũ tràn ngập chân ruộng nên việc thu hoạch lúa “chạy lũ” gặp rất nhiều khó khăn.
Nông dân Nguyễn Văn Đực cho biết: “Nước tràn vào ruộng thu hoạch gặp nhiều khó khăn, lúa chỉ mới trên 70 ngày tuổi, lúa chín được nửa bông, thu hoạch được khoảng 6 bao/công. Thương lái mua giá 3.500 đồng/kg, nếu không thu hoạch thì lỗ nhiều chi phí sản xuất”.
Có thể bạn quan tâm
Là người đầu tiên thực hiện thành công mô hình nuôi chim trĩ đỏ - một loài chim quý, có giá trị kinh tế cao, hiện trang trại của anh Võ Lợi (Tổ 17, phường Phú Bài, Hương Thủy, TP Huế) cho thu nhập trên 200 triệu/năm.
Từ một tiểu thương chuyên sản xuất gạch thủ công và buôn bán, ông Nguyễn Đức, thôn Đồng Nhơn Nam, xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) đã chuyển sang làm nông nghiệp với mô hình kinh tế trang trại lên đến hàng tỷ đồng. Ông là một trong những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu của tỉnh Quảng Ngãi trong nhiều năm.
Dù trang trại được bao bọc xung quanh là hồ ao, xa khu dân cư, nhưng anh Đoàn Văn Thuyên, thôn Vĩnh Lại, xã Cẩm Đông (huyện Cẩm Giàng) bảo, vẫn không ăn thua...
Theo Cục Thống kê, đến thời điểm này, ngành chăn nuôi của tỉnh Tây Ninh phát triển ổn định, nhất là đàn gà tăng khá mạnh so cùng kỳ.
Thời tiết nắng nóng kéo dài như hiện nay là một trong những nguyên nhân khiến cho đàn vật nuôi bị suy giảm sức đề kháng, nhiều loại dịch bệnh có nguy cơ bùng phát.