Nông nghiệp Việt đón sóng TPP Loay hoay với bài toán gạo
Bốc xếp mặt hàng gạo xuất khẩu sang thị trường Philippines tại cảng Nhà Bè (TP Hồ Chí Minh).
Riêng Chile, Mexico sẽ xóa dần thuế quan theo lộ trình 8-10 năm, thay vì mức thuế 34% như hiện nay.
Điều này tưởng chừng sẽ mang lại nhiều cơ hội cho xuất khẩu gạo của Việt Nam, tuy nhiên trên thực tế, ngành lúa gạo khó có thể tiếp cận được từ những ưu đãi do TPP mang lại.
Khó tận dụng ưu đãi
Dẫn chứng của chuyên gia Nguyễn Đình Bích, nguyên Phó trưởng Ban Nghiên cứu Chiến lược phát triển thương mại, Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương) cho thấy, so với các quốc gia trong cộng đồng TPP, Việt Nam có ưu thế nổi trội trong sản xuất lúa gạo.
Trong 10 năm qua, tổng sản lượng gạo trung bình của các nước trong khối TPP là 45,3 triệu tấn/năm, Việt Nam đã chiếm 26,7 triệu tấn (tương đương gần 59%).
Năm 2014, tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vào các nước trong TPP chỉ đạt 760.000 tấn.
Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), 11 quốc gia trong khối TPP đã nhập khẩu 4,69 triệu tấn gạo.
Điều này có nghĩa, thị trường tiềm năng trong nội khối của gạo Việt Nam vẫn còn tới gần 4 triệu tấn, lớn hơn 5 lần khối lượng thực tế đã đạt được.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, cơ hội để gia tăng xuất khẩu gạo vào các thị trường TPP này hiện cũng không nhiều.
Có chăng là một phần của một số thị trường lâu nay vẫn nhập khẩu gạo của Việt Nam cốt chỉ để “no bụng.”
Rất có thể khối lượng gạo Thái Lan đang xuất sang Malaysia, Singapore… phải “nhượng” lại cho Việt Nam khi thuế suất nhập khẩu được cắt giảm, do đối thủ cạnh tranh này không phải là thành viên TPP.
Ngay tại thị trường Nhật Bản, trong khi quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản trong 3 thập kỷ qua phát triển tốt đẹp, các nhà nhập khẩu gạo Nhật Bản vẫn “bỏ rơi” gạo “Made in Vietnam” suốt 5 năm qua.
Vài năm gần đây, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (nay là Tập đoàn Lộc Trời) đã xuất khẩu lượng gạo rất nhỏ vào Nhật Bản, nhưng tiến trình này diễn ra rất chật vật.
Ngay cả loại gạo chất lượng cao do một doanh nghiệp Việt Nam liên doanh với doanh nghiệp Nhật Bản sản xuất tại tỉnh An Giang cũng chỉ cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu sang các nước khác mà không phải Nhật Bản.
Thậm chí, trong Hiệp định TPP, Nhật Bản cũng không cam kết xóa bỏ thuế với mặt hàng gạo của Việt Nam.
Điều này cho thấy việc khôi phục lòng tin của thị trường này là điều không phải dễ dàng và việc đảm bảo chất lượng gạo xuất khẩu có tầm quan trọng đến mức nào. Đề cập đến vấn đề trên, ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho rằng, trên thực tế, ngành lúa gạo Việt Nam rất khó để tiếp cận được với các thị trường của TPP.
Theo ông Năng, từ năm 2008 đến nay, có khoảng 20 doanh nghiệp Việt Nam đưa gạo được vào thị trường Hoa Kỳ, với khoảng 76.000 tấn/năm. Tuy nhiên, rủi ro của thị trường này khá cao.
Đơn cử như trường hợp một doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong năm 2014 đã đưa 1.000 tấn gạo vào thị trường này, nhưng khi phía Hoa Kỳ kiểm tra thì không đạt yêu cầu, do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép.
Chi phí vận chuyển, bến bãi, dịch vụ kiểm nghiệm… đã khiến doanh nghiệp này bị thua lỗ đến 4 tỷ đồng.
Vẫn là bài toán thương hiệu gạo
Lý giải nguyên nhân gạo Việt Nam khó có thể gia tăng mạnh xuất khẩu vào thị trường các nước thành viên trong TPP, chuyên gia Nguyễn Đình Bích cho rằng, chủ yếu vẫn là do gạo của Việt Nam không có thương hiệu, không thuần loại, không kiểm soát được dư lượng hóa chất và không truy xuất được nguồn gốc.
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Công, ngành lúa gạo Việt Nam đến nay vẫn chưa có thương hiệu do sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, mỗi người nông dân làm một giống lúa khác nhau trong khi bộ giống quốc gia có quá nhiều loại.
Các thương lái lại có thói quen khi mua gạo của nhiều người và thường trộn lẫn với nhau nên một bao gạo thường chứa nhiều loại gạo khác nhau. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn chưa có chính sách để xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.
Để tìm lối ra cho mình, một số doanh nghiệp nhỏ lần lượt chuyển hướng vào sản xuất các loại gạo hữu cơ, gạo “chức năng,” gạo “thảo dược”... Tuy nhiên, các doanh nghiệp này lại không được khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển.
Điển hình như câu chuyện thương hiệu gạo Hoa Sữa của Công ty Viễn Phú.
Doanh nghiệp này có 10 bộ giống lúa theo từng thị trường riêng, vừa là gạo hữu cơ, vừa làm gạo “chức năng” canh tác theo quy trình sạch, hoàn toàn không có hóa chất và đạt chuẩn canh tác hữu cơ Hoa Kỳ và châu Âu.
Đến nay, sản phẩm gạo của Công ty đã được xuất sang Anh, Nga, Singapore… Từ sự khác biệt này, sản phẩm gạo có thể bán với trung bình cao hơn gạo thường từ 2-5 lần và cao nhất đến 10 lần so với gạo thông thường. Mặc dù là một trong số rất ít doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông sản sạch, đáp ứng yêu cầu cao nhất của thị trường thế giới.
Thế nhưng, theo ông Võ Minh Khải, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và Sản xuất Viễn Phú (nông trại tại Cà Mau), những chính sách ban hành của Nhà nước về đất đai, tín dụng, xây dựng thương hiệu… gần như Công ty chưa tiếp cận được. “Công ty có 320 ha, nhiều năm nay vẫn chưa mở rộng được, vì vướng vào quy định doanh nghiệp không được tích tụ ruộng đất.
Nếu doanh nghiệp mở rộng liên kết ra bên ngoài mà không kiểm soát được thì chẳng khác nào tự giết thương hiệu của mình,” ông Khải cho biết. T
rong khi đó, nhu cầu sản phẩm sạch của thị trường trong và ngoài nước là vô cùng lớn, còn doanh nghiệp có năng lực nhưng chưa được Nhà nước hỗ trợ về chính sách nên khó có thể mở rộng quy mô, phát triển lớn hơn.
Rõ ràng, trong bối cảnh hiện nay, điều kiện tiên quyết để tận dụng tốt nhất cơ hội mà TPP có thể mang lại, trước hết phải dựng được thương hiệu gạo “Made in Vietnam.”
Để làm được điều trên, ông Huỳnh Thế Năng cho rằng, trước hết phải tổ chức lại sản xuất ngành lúa gạo; trong đó, trọng tâm là thúc đẩy quá trình xây dựng mô hình liên kết cánh đồng lớn - vùng nguyên liệu.
Đồng thời, cụ thể hóa việc củng cố và phát triển 3 hệ thống giống, canh tác và hỗ trợ dịch vụ hậu cần, logistic làm nền tảng vững chắc cho chương trình chất lượng và thương hiệu gạo cho vùng trọng điểm lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long.
Có thể bạn quan tâm
Sau gần 10 năm bén rễ trên đất Lai Vung (Đồng Tháp), diện tích trồng cây dưa lê của toàn huyện không ngừng tăng lên. Ban đầu chỉ vài hecta, đến nay diện tích trồng dưa lê của huyện đã tăng lên 120 ha, dự kiến trong năm tới diện tích trồng dưa lê sẽ tiếp tục được mở rộng. Nhờ làm tốt công tác liên kết tiêu thụ, giá cả hợp lý nên những năm qua, nhiều gia đình cải thiện được thu nhập và thoát nghèo nhờ trồng dưa lê.
Thời điểm này, nhiều hộ nông dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang vào mùa thu hoạch ổi. Chị Nguyễn Thị Thúy, thôn Dinh Thẳm, xã Cao Xá cho biết: Giống ổi được trồng ở các hộ trong thôn có nguồn gốc từ Hải Dương theo phương pháp ghép mắt. Sau một năm trồng là được thu quả, ổi cho thu hoạch từ tháng 7 năm trước đến tháng 2 năm sau. Muốn cây ra quả trái vụ mà vẫn giữ được năng suất và chất lượng tốt, phải hãm không cho lộc ra vào mùa chính.
PV NNVN đã có những trải nghiệm thú vị tại cái nôi của ngành công nghiệp mắc ca thế giới…
“Chúng ta đã khuyến khích, tạo điều kiện để ngày càng có nhiều hộ nông dân thoát nghèo, làm giàu trên chính khu vườn, mảnh ruộng quê hương mình. Điều đó thật sự có ý nghĩa về nhiều mặt, là chiến lược, là mục đích xuyên suốt trong quá trình chỉ đạo” – Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo NTM tỉnh Võ Kim Cự khẳng định.
Trước áp lực của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) “dọa” đóng cửa nhà máy nếu áp dụng quy định tỷ lệ mạ băng và hàm ẩm mới từ ngày 1-1-2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có chủ trương cho phép lùi thời gian áp dụng quy định này.