Nông nghiệp thời TPP cạnh tranh chính sách mang tính quyết định
Trong lời khai mạc diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám nhắc lại kỷ niệm 70 năm ngành nông nghiệp Việt Nam với nhiều thành tích, nhưng ông vẫn không khỏi băn khoăn với những thực trạng ngành này đang phải đối mặt.
Đó là sự phát triển thiếu bền vững, cùng với chất lượng sản phẩm giảm sút, mối lo của xã hội về mất an toàn thực phẩm.
Chờ đợi doanh nghiệp đột phá
Hiện tại, nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp manh mún, sức hấp dẫn đầu tư rất thấp.
Ông Vũ Văn Tám dẫn lại con số thu hút đầu tư vào nông nghiệp hiện chỉ chiếm 5% tổng nguồn vốn đầu tư vào nền kinh tế, 1% tổng số doanh nghiệp (DN) tham gia vào lĩnh vực này.
Đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp cũng chỉ chiếm 1,46% tổng giá trị đầu tư và 3,1% tổng số dự án của DN khu vực này.
Vườn hướng dương phục vụ nuôi bò sữa tại Nghệ An.
Đầu tư từ phía Nhà nước vào nông nghiệp ở Việt Nam hiện cũng vào loại thấp.
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn- Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp (IPSARD), cho biết, nông nghiệp đang là ngành duy nhất xuất siêu và tiềm năng còn có thể tận dụng được là rất nhiều khi gia nhập TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương).
Lý do: các hàng rào thuế quan của các nước tham gia hiện rất lớn sẽ được dỡ bỏ khi hiệp định này bắt đầu hiệu lực.
Tuy nhiên, mức hỗ trợ của cơ chế chính sách của Việt Nam dành cho nông dân hiện rất thấp.
Đầu tư thấp dẫn đến tăng trưởng xuất khẩu nông sản Việt Nam hiện chủ yếu dựa vào cạnh tranh về giá và mặt trái là đi kèm theo chất lượng rất thấp.
Để khắc phục bất cập này, nông nghiệp Việt Nam cần đột phá mà DN sẽ là nhân tố quyết định.
Ông Tuấn lập luận rằng DN hiểu biết thị trường, từ đó đầu tư vốn, khoa học công nghệ vào sản xuất để cho ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.
Mong đợi cải cách từ Nhà nước
"Muốn tổ chức lại sản xuất nông nghiệp thì chỉ có DN đầu tư mới thoát khỏi thực trạng sản xuất manh mún hiện nay”.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám xác định muốn tổ chức lại sản xuất nông nghiệp thì chỉ có DN đầu tư mới thoát khỏi thực trạng sản xuất manh mún hiện nay.
DN làm hạt nhân để dẫn dắt, liên kết với nông dân cũng như các thành phần khác trong chuỗi giá trị để chuyển đổi sản xuất theo hướng tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng cao, phát triển bền vững.
Nhiều diễn giả đều nhìn nhận vai trò DN mang tính quyết định trong chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, nhưng đồng thời DN cũng đang đối mặt với những rào cản để phát huy vai trò này.
Ông Võ Trường Sơn-Tổng Giám đốc Hoàng Anh Gia Lai, cho biết ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với những đối thủ hàng đầu trong lĩnh vực này khi vào TPP, gồm Mỹ, Úc, New Zealand.
Nuôi bò ở các nước này chủ yếu là phương thức chăn thả, nên chi phí rất thấp.
Trong khi đó, chăn nuôi Việt Nam lại đối phó với nhiều khoản chi phí làm đội giá thành, như vận chuyển cao, thủ tục qua các trạm cân, chi phí vốn lớn do lãi suất ngân hàng cao...
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Hùng Vương, ông Dương Ngọc Minh nhìn nhận sức ép từ sự chi phối của các DN sản xuất thức ăn chăn nuôi nước ngoài làm giá thành ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đang ở mức cao.
Dù đã chủ động chuẩn bị hội nhập từ nhiều năm nay, đã chiếm 40% thị phần thức ăn nuôi trồng thủy sản, nhưng ông Minh cho rằng đầu tư phát triển sản phẩm vẫn đang là khâu mất rất nhiều thời gian, công sức của Công ty CP Hùng Vương.
Ông Trương Đình Tuyển- nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại nhìn nhận sức ép đối với nền nông nghiệp khi hội nhập từ góc độ khác.
Áp lực lớn nhất theo ông Tuyển là cạnh tranh giữa nhà nước với nhà nước về năng lực cải cách thể chế chính sách ở mỗi quốc gia.
Ông Tuyển dẫn chứng thực tế DN đang phải đối mặt với cơ chế chính sách liên tục thay đổi, thiếu ổn định.
Từ đó, DN khó có thể hoạch định đầu tư lâu dài, đa phần là làm ăn “chụp giật”.
Ông cho rằng cách làm chính sách của Nhà nước lâu nay chủ yếu là để quản lý DN, trong khi chính sách ở các nước phát triển nhắm đến tạo môi trường khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2012, sản xuất nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn, nhất là nuôi tôm nước lợ, làm ảnh hưởng đến thu nhập và hiệu quả kinh tế của người nuôi. Tổng diện tích thả nuôi toàn tỉnh là 5.052 ha đạt 98% so KH (riêng diện tích nuôi mặn lợ 1.532 ha); sản lượng nuôi thủy sản đạt 9.510 tấn (nuôi mặn lợ sản lượng 4.300 tấn).
Chưa năm nào người nuôi tôm lại bị đặt vào hoàn cảnh khó khăn như năm nay. Chọn nuôi con tôm thẻ hay con tôm sú? Đó là vấn đề thật sự làm nhiều người đau đầu. Nuôi tôm sú năm qua lỗ nhiều hơn lãi, còn nuôi tôm thẻ chân trắng thì quá liều lĩnh, vì đây là đối tượng nuôi mới và mô hình này đòi hỏi vốn đầu tư rất nhiều.
Ngày 12.6, Hội ND huyện Hòa Vang tổ chức tập huấn cách bẫy, bắt chuột hiệu quả trên đồng ruộng với loại bẫy cải tiến cho 150 cán bộ cơ sở hội.
Anh Phan Thanh Bình Ấp Mỹ Á, xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang thành lập trang trại chăn nuôi vịt từ năm 2003 trên diện tích khu đất 20.000 m2. Trong đó: có 2 ao thả vịt, với diện tích mặt nước ao là 12.000 m2, còn lại là diện tích chuồng trại, sân chơi cho vịt và bờ rào.
Thực hiện thí điểm bảo hiểm chăn nuôi (BHCN) giai đoạn 2011 - 2013 theo tinh thần Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 1.3.2011 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bình Định đã lựa chọn 9 xã: Nhơn Lộc, Nhơn Khánh, Nhơn An (thị xã An Nhơn); Bình Nghi, Bình Tường, Bình Hòa (Tây Sơn); Hoài Mỹ, Hoài Sơn, Hoài Tân (Hoài Nhơn) làm điểm thực hiện thí điểm BHCN. Tại 9 xã nói trên có 25.653 hộ dân thuộc diện được tham gia thí điểm BHCN, trong đó có 2.433 hộ thuộc đối tượng nghèo; 2.560 hộ cận nghèo và 19.660 hộ chăn nuôi khác với 23.168 con bò, 16.981 con heo nái, đực giống và 66.592 con heo thịt.