Nông Nghiệp Thời Cạnh Tranh Công Nghệ
Ngành nông nghiệp đang mất dần sự bảo hộ và hướng đến cạnh tranh trên sân chơi bình đẳng. Từ doanh nghiệp (DN) đến nông dân đang phải nghĩ đến việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Ở giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, sản xuất theo cách truyền thống gần như không có khả năng cạnh tranh với nông sản ngoại. Vì thế, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp mang ý nghĩa sống còn.
* Tìm lợi thế cạnh tranh
Từ năm 2010, Chính phủ đã phê duyệt đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020. Mục tiêu là tập trung phát triển DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển khu nông nghiệp và vùng sản xuất nông nghiệp tập trung công nghệ cao.
Mặc dù đến nay, việc thu hút DN đầu tư còn hạn chế, nhưng những mô hình DN và nông dân tỷ phú nhờ ứng dụng công nghệ cao đã khẳng định hướng đi này là đúng đắn.
Một trong những điển hình DN thành công đầu tư nông nghiệp công nghệ cao là Công ty TNHH Việt Nông (huyện Cẩm Mỹ), nơi đã nghiên cứu tạo ra nhiều giống rau màu “Made in Vietnam” chất lượng cao, cạnh tranh tốt với sản phẩm nước ngoài.
Doanh thu hàng năm của DN vượt qua con số 100 tỷ đồng với thị trường “phủ sóng” khắp cả nước. Ông Trần Xuân Trường, Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Nông, nhận định: “Hiện đang có một làn sóng DN nước ngoài vào đầu tư nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam. Đây là giai đoạn cạnh tranh khốc liệt nhất, DN Việt có nguy cơ bị bóp nghẹt.
DN cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cơ chế, chính sách, nhất là về nguồn vốn. Tuy không thiếu những chính sách ưu đãi cho nông nghiệp công nghệ cao, nhưng quy trình thủ tục còn rườm rà, phức tạp, DN tiếp cận được thì cơ hội đã qua”.
Ông Đặng Trường Khâm, người thành lập Công ty TNHH ca cao Trọng Đức (huyện Định Quán) và tổ chức mô hình liên kết với nông dân xây dựng vùng nguyên liệu ca cao tại Đồng Nai, cho rằng nông dân vẫn chưa yên tâm sản xuất vì đầu ra nông sản còn bấp bênh.
Các tập đoàn quốc tế đang đóng vai trò chi phối thị trường. Muốn có lợi thế cạnh tranh, nông nghiệp phải đầu tư vào công nghệ chế biến. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nông sản thô và đang làm lợi cho người khác.
Ông Khâm so sánh: “10 tấn trái ca cao tươi phải qua rất nhiều công đoạn sơ chế để ra hạt khô nhưng khi bán cho tập đoàn nước ngoài chỉ có lời vài triệu đồng. Cũng 10 tấn trái này, DN đầu tư chế biến ra sản phẩm có thể thu lợi vài chục triệu, chế tạo ra thực phẩm chức năng, mỹ phẩm có thể thu về tiền tỷ”.
* Thay đổi tư duy
Câu hỏi đặt ra là liệu với những doanh nghiệp nhỏ, cơ hội để tham gia vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao có quá khó hay không? Ông Trần Xuân Trường nhận định, yêu cầu của đầu tư nông nghiệp công nghệ cao là nguồn vốn lớn, lộ trình dài hơi nhưng vẫn rộng cửa cho DN và nông dân tham gia.
Vì nó hoàn toàn có thể khởi đầu từ sản xuất nhỏ lẻ, nghiên cứu bằng phương pháp thủ công rồi đầu tư từng bước theo lộ trình đã định. Vấn đề là phải thay đổi tư duy sản xuất lạc hậu, manh mún, mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai, cho biết trung tâm đang thực hiện nhiều đề tài, mô hình nông nghiệp công nghệ cao, như: trồng rau màu trong nhà màng, trồng cây bằng giống nuôi cấy mô... Một số mô hình thử nghiệm đã cho hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của Đồng Nai và quan trọng nhất là được thị trường chấp nhận.
Ở đây, nông nghiệp công nghệ cao không chỉ gói gọn trong phạm vi trung tâm mà sẽ được nhân rộng, phổ biến rộng rãi đến nông dân. Nông dân sẽ được đào tạo, tập huấn về kỹ thuật canh tác, được hưởng chính sách hỗ trợ về vốn và nhất là được bao tiêu sản phẩm.”
Ông Lê Anh Ngân, Giám đốc Công ty cổ phần giống lâm nghiệp vùng Nam Bộ (TP.Hồ Chí Minh), thì cho rằng chuyên sản xuất giống nuôi cấy mô, cho hay đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao vẫn chưa thu hút nhiều DN tham gia vì đây là lĩnh vực có rủi ro cao.
Không chỉ vấn đề đầu tư vào sản xuất mà phải đối mặt với những khó khăn về thị trường. “Vì vốn đầu tư lớn nên giá thành sản phẩm công nghệ cao cao hơn mặt bằng chung của thị trường. Giai đoạn đầu, DN chấp nhận lợi nhuận thấp, thậm chí thua lỗ để nông dân làm quen sản phẩm mới.
Đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao cần tính bài toán lâu dài, loại bỏ dần lối tư duy “ăn xổi” ở cả DN và nông dân”.
Có thể bạn quan tâm
Nuôi ong quy mô hộ gia đình là nghề truyền thống ở tỉnh Thanh Hóa. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 3.100 hộ với 15.582 đàn ong nuôi đang được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế.
Viện Nuôi trồng Thủy sản II đưa ra lời cảnh báo nguy cơ dịch bệnh từ con số thiệt hại 30% ở vụ nuôi 2013 và khuyến cáo người nuôi chỉ nên nuôi với mật độ thưa, chọn con giống tốt, sạch bệnh, nuôi an toàn sinh học và nên có thời gian cho đất nghỉ ngơi để cắt mầm bệnh. Theo Trung tâm Thú y vùng VII, việc công bố kết quả tìm ra tác nhân gây hội chứng EMS chỉ mới là bước đầu. Các nghiên cứu tiếp theo để tìm ra cơ chế gây bệnh, giải pháp phòng trị vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Hy vọng đến cuối năm nay sẽ có kết quả tốt.
Hành Tín Đông (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) là một trong những xã có tỷ lệ đàn bò lai lớn nhất tỉnh, với 75% so với tổng đàn. Nuôi bò lai sinh sản đã có lãi, một số hộ còn chuyển sang nuôi bò lai vỗ béo nên thu nhập càng cao.
sinh thực phẩm. Vấn đề hiện nay là cần sự hỗ trợ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm tạo sự đồng bộ và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Mặc dù đã có tiếng tăm về uy tín, chất lượng sản phẩm nhưng cá khô của làng nghề vẫn chưa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu hoặc vào hệ thống các siêu thị.
Là thành phố cảng biển, du lịch - một trong những vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, thị trường tiêu thụ ở Hải Phòng rộng mở cho nhiều nông sản. Đây là hướng mở cho nhiều sản phẩm của các tỉnh, thành phố về đất Cảng, trong đó có gà đồi Yên Thế (Bắc Giang).