Nông Dân Vĩnh Châu Bước Vào Vụ Nuôi Artemia 2015
Những năm qua, mô hình nuôi Artemia trên ruộng muối các xã xã Lai Hòa, Vĩnh Tân và phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu đã cho hiệu quả khả quan. Vụ nuôi artemia năm 2014, dù còn khó khăn nhưng với trên 540 ha thả nuôi bà con đã thu hoạch được 22,58 tấn trứng artemia, năng suất bình quân gần 42kg trứng/ha, với giá bán từ 800 ngàn đến 1,1 triệu đồng/kg, sau khi trừ chi phí mỗi ha cũng còn lời hơn 45 triệu đồng.
Năm nay theo kế hoạch Vĩnh Châu sẽ thả nuôi 550 ha Artemia, dự kiến sản lượng đạt trên 35 tấn trứng. Để đạt được kết quả trên, thời gian qua bằng các nguồn lực, thị xã đã đầu tư hàng chục tỉ đồng để nạo vét lại tuyến kênh Bảy trăm, khơi thông dòng chảy, tạo điều kiện tốt nhất cho bà con làm muối và nuôi artemia.
Ông Huỳnh Văn Đẹp, Phó Giám đốc HTX Tôm muối - Artemia Vĩnh Phước cho biết: “Vụ mùa muối và artemia năm nay có thuận lợi là nhờ múc con kênh sáng 700, bây giờ nguồn nước rất thông thoáng do đó đem lại điều kiện thuận lợi để cho bà con sản xuất vụ mùa năm nay, bà con bắt tay vào vụ rất phấn khởi”.
Những năm gần đây Artemia được xem là một trong những mặt hàng chủ lực của thị xã Vĩnh Châu, dù có lúc giá cả không ổn định nhưng người nuôi vẫn có lời, giúp nhiều hộ nâng cao mức sống.
Ông Đinh Hoàng Vũ, Tổng giám đốc liên hiệp HTX Artemia Vĩnh Châu cho biết thêm: “Để chuẩn bị cho mùa vụ năm nay thì liên hiệp hợp tác xã cũng có một số chuẩn bị cho bà con như là giống và cũng có đầu tư cho một số ao tiền mặt để cải tạo, phân giống để cho bà con, liên hiệp họp tác xã cũng đầu tư và bao tiêu toàn bộ sản phẩm của bà con”.
Ông Nguyễn Minh Chí, Phó phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu cho biết thêm: “Để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con sản xuất artemia trong vụ nuôi năm 2015 đạt hiệu quả: phòng kinh tế thị xã cũng đã chủ động chỉ đạo cho cán bộ chuyên môn và các trạm kiểm tra tình hình sản xuất từ khâu làm đất lấy nước tới quá trình sản xuất, bên cạnh đó cũng chỉ đạo trực tiếp trạm khuyến nông tổ chức các lớp tập huấn trên quy mô rộng nhằm cải tiến môi trường kỷ thuật nuôi artemia truyền thống để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và để tăng sản lượng đối với trứng bào xác.
Bên cạnh đó, cũng tuyên truyền vận động nhân dân sản xuất gắn với thị trường đảm bảo chất lượng trứng artemia đồng thời cũng tăng cường quản bá sản phẩm để nâng cao giá trị trứng bào xác thúc đẩy sự liên kết giữa nông dân, hợp tác xã với các cơ sở thu mua trứng bào xác artemia cũng như là cơ sở chế biến”.
Tin rằng với sự chuẩn bị chu đáo diêm dân Vĩnh Châu sẽ có vụ nuôi artemia bội thu để qua đó ngày càng phát triển nghề nuôi, cũng như bảo vệ được thương hiệu trứng bào xác artemia Vĩnh Châu mà bà con đã xây dựng trong những năm qua.
Có thể bạn quan tâm
Xã Thèn Phàng (Xín Mần) thời gian này được nhuộm một màu vàng xanh no ấm của những thửa ruộng bậc thang uốn lượn trên khắp các ngọn đồi. Đó là cảm nhận ngập tràn trong chúng tôi khi tìm về vùng quê có đặc sản gạo Già Dui, để cùng bà con thưởng thức bát cơm đầu mùa ngát hương, ngọt bùi như chính mảnh đất và tình người nơi đây.
Mèo Vạc lâu nay vốn là huyện gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, tập quán canh tác lâu đời có ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng. Xác định chú trọng phát triển nông nghiệp để từng bước XĐGN bền vững, vài năm trở lại đây, địa phương đã mạnh dạn áp dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao giá trị nông sản. Trong đó, việc ứng dụng tiến bộ khoa học (TBKH) vào mô hình sản xuất rau an toàn được xem là hướng đi khá hiệu quả.
Vườn cây ăn trái là thế mạnh của vùng ĐBSCL, thế nhưng nhiều năm qua, hàng loạt nông dân làm vườn lâm vào cảnh thua lỗ, nợ chất chồng bởi thực trạng “tới mùa, rớt giá” lặp đi lặp lại. Giải pháp nào giúp nông dân làm vườn sống được trên mảnh vườn của mình đang là vấn đề bức bách đặt ra.
Dê là con vật dễ nuôi, khỏe mạnh, ít bệnh tật, tiêu hóa chủ yếu thức ăn xơ, không lệ thuộc vào thức ăn tinh, vốn đầu tư ít, không chiếm quá nhiều diện tích đất nên đang được nhiều hộ nông dân chọn nuôi. Mặt khác, dê thương phẩm đang có thị trường tiêu thụ rộng, giá bán khá cao từ 120-130 nghìn đồng/kg.
Ông Mậu vui vẻ cho hay: Cơ duyên đưa ông đến với nghề trồng thanh long ruột đỏ thật tình cờ. Cách đây 4 năm, số là một lần xem chương trình “Đấu trường 100, khi MC Thái Tuấn đưa câu hỏi “Thanh long ruột đỏ được trồng đầu tiên ở Việt Nam là ở địa phương nào?”.