Nông dân Tiền Giang khấm khá nhờ chuyên canh mãng cầu xiêm
Với năng suất cao từ 30 - 40 tấn/ha, giá bán bình quân 10.000 đồng/kg, mỗi hécta mãng cầu xiêm đạt giá trị sản lượng 300 - 400 triệu đồng, trừ chi phí bà con còn lãi trên 200 triệu đồng.
Diện tích trồng mãng cầu xiêm tập trung tại các xã cù lao Tân Thạnh, Tân Thới, Tân Phú... thuộc huyện Tân Phú Đông - vùng chuyên canh mãng cầu xiêm lớn nhất tỉnh Tiền Giang.
Theo ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Phú Đông, cây mãng cầu xiêm thích hợp với thổ nhưỡng vùng đất nhiễm mặn ven biển Tân Phú Đông, nơi thiên nhiên khắc nghiệt, mỗi năm có đến 6-8 tháng bị nhiễm mặn.
Ông Nguyễn Trường Vũ, nông dân giỏi thâm canh mãng cầu xiêm tại xã cù lao Tân Thạnh (Tân Phù Đông), cho biết gia đình ông có 0,5ha mãng cầu xiêm, mỗi năm đạt sản lượng 20 tấn quả, thu về 300 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi trên 200 triệu đồng, gấp hàng chục lần so với trồng lúa. Nhờ cây trồng đặc sản này, mấy năm nay kinh tế gia đình ông khá hẳn lên.
Để phát huy thế mạnh này, tỉnh Tiền Giang giúp huyện Tân Phú Đông quy hoạch vùng sản xuất tập trung, tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan khoa học và ngành hữu quan như Viện Cây ăn quả miền Nam (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam), Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Tiền Giang…
Khuyến khích nông dân chăm sóc theo khoa học, áp dụng kỹ thuật xử lý cho trái theo ý muốn cũng như chủ động phòng trị sâu bệnh bảo vệ cây trồng, thâm canh theo quy trình canh tác VietGAP...
Địa phương cũng đã thành lập Tổ hợp tác trồng mãng cầu xiêm ở xã Tân Phú nhằm chuyển giao quy trình thâm canh theo hướng VietGAP, nâng cao chất lượng quả, đồng thời khẳng định thương hiệu mãng cầu xiêm Tân Phú Đông trên thị trường.
Theo ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông, tháng Bảy vừa qua, được sự hỗ trợ của Viện Cây ăn quả miền Nam, Tổ hợp tác mãng cầu xiêm xã Tân Phú đã đạt chứng nhận VietGAP trên diện tích hơn 13ha, với 25 hộ tham gia./.
Có thể bạn quan tâm
Niên vụ 2015 – 2016, vùng mía Lam Sơn trồng 12.776 ha mía nguyên liệu, tăng 116 ha so với cùng kỳ; năng suất ước đạt 62 tấn/ha, tăng 4 tấn/ha. Dự kiến từ ngày 5 đến 9-12-2015, vùng mía Lam Sơn sẽ bước vào thu hoạch mía nguyên liệu niên vụ 2015 – 2016.
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông dân thị trấn Mỹ Luông (An Giang) đã chuyển đổi 30 ha đất trồng lúa, màu kém hiệu quả sang vườn.
Với gần 20 ha cam, quýt các loại như: cam lòng vàng CS1, V2, cam canh, quýt ôn châu, mỗi năm gia đình anh Bùi Việt Bách, khu 3, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong thu nhập tiền tỷ và giải quyết công ăn việc làm cho rất nhiều lao động tại địa phương.
anh Nguyễn Văn Ngà, ngụ ấp Vĩnh Thạnh “A”, xã Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang đã chuyển đổi thành công mô hình từ lúa sang vườn, trồng với nhiều loại cây ăn trái như: dừa, xoài, ổi đài loan, chanh không hạt.
Cá Leo (Wallago attu Bloch & Schneider, 1801) là cá nước ngọt có kích thước lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, thịt ngon, được nhiều người ưa thích và có giá trị thương phẩm cao đang được nghiên cứu để làm đa dạng hóa đối tượng nuôi.