Nông dân nuôi tôm lợi nhuận thấp do chi phí đầu tư tăng
Vì vậy, đối với các ao nuôi gặp “sự cố” trên sẽ bị thua lỗ, nhất là tôm thẻ chân trắng. Trong khi đó, người nuôi thành công thì lợi nhuận không cao (khoảng 10.000 - 15.000 đồng/kg) nhưng chi phí đầu tư cho 01kg tôm nguyên liệu thành phẩm chiếm đến 85-90% giá thành.
Đối với huyện Cầu Ngang, trong tổng số 6.648 hộ thả nuôi thủy sản (tôm sú và thẻ chân trắng), có 2.832 hộ thả nuôi bị thiệt hại. Riêng tôm bị thiệt hại trong giai đoạn dưới 45 ngày tuổi (tôm sú) và dưới 30 ngày tuổi (thẻ chân trắng), có 1.670 hộ sẽ rơi vào thua lỗ và khả năng thâm hụt vốn đầu tư từ 70 - 80%. Còn lại là các hộ thả nuôi có tôm sú thiệt hại từ 45 ngày đến dưới 70 ngày tuổi và thẻ chân trắng thiệt hại từ 30 ngày đến dưới 60 ngày tuổi là 1.162 hộ, ước sẽ bị thua lỗ và khả năng mất vốn khoảng 40 - 50%.
Vì vậy, hiện nay nhiều hộ nuôi thủy sản đang gặp khó khăn do thiếu vốn để tái đầu tư. Theo ông Trần Văn Ngọc, Chủ tịch UBND xã Hiệp Mỹ Đông: Trong vụ nuôi tôm 2015, đối với địa phương đến cuối tháng 6/2015 đã có 378/2.214 lượt hộ thả nuôi tôm bị thiệt hại. Qua thu hoạch, cho thấy đối với tôm thẻ chân trắng thiệt hại dưới 40 ngày tuổi có 100% số hộ nuôi thua lỗ và từ trên 40 đến dưới 60 ngày tuổi, có 55% hộ nuôi thua lỗ. Hiện nay, đối với các vùng nuôi tôm tại các huyện vùng ven biển không chỉ người nuôi tôm bị thua lỗ do nguyên nhân tôm thiệt hại lúc còn nhỏ, khi thu hoạch giá trị tôm thương phẩm bán giá không cao.
Mặt khác, đối với các hộ thả nuôi bị ảnh hưởng dịch bệnh nhưng tôm không “gãy” giữa chừng và cầm cự đến thu hoạch, vẫn không có lãi nhiều. Đối với trường hợp này, người nuôi phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn về thuốc thú y thủy sản để xử lý nguồn nước, chăm sóc tôm, từ đó làm cho khả năng tăng trưởng của tôm bị giảm, kéo dài thời gian nuôi (20 - 30 ngày), phát sinh thêm hệ số thức ăn (tăng khoảng 30%).
Theo các hộ nuôi tôm, nếu trong quá trình nuôi không “sự cố” thì khả năng thu lãi cũng không cao. Trao đổi với chúng tôi, nông dân Võ Quốc Hiệp, ấp Khúc Ngay, xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang phân tích: Với mật độ thả nuôi từ 70.000 - 80.000 con thẻ chân trắng/1.000m2 mặt nước, năng suất đạt theo chuẩn là 1,1 tấn tôm thương phẩm, với giá bán bình quân 90.000 đồng/kg, tổng thu khoảng 100 triệu đồng. Nhưng trong này chi phí đầu tư của người nuôi gần 85 triệu đồng, bao gồm thức ăn (3.600 đồng/kg x 1,2 tấn thức ăn), con giống (120 đồng/con x 80.000 con), chi phí thuốc thú y thủy sản khoảng 15 triệu đồng/1.000m2, điện chạy quạt và cải tạo ao hồ khoảng 10 triệu đồng. Như vậy tỷ lệ thu lợi nhuận từ người nuôi tôm quá “meo”, khoảng 15 - 20% so với tổng chi phí đầu tư.
Trước tình hình dịch bệnh trong vụ nuôi 2015, đối với mô hình nuôi công nghiệp (thâm canh) cần có những giải pháp hữu hiệu hơn để giảm các rủi ro khi có ảnh hưởng dịch bệnh, thời tiết… nhân rộng các mô hình nuôi tôm sinh học, VietGAP. Riêng đối với các mô hình nuôi tôm quảng canh, tuy tỷ trọng về giá trị kinh tế thu vào không được cao nhưng hiệu quả lợi nhuận so với chi phí đầu tư cao gấp 04 - 05 lần. Khẳng định về vấn đề này, ông Huỳnh Văn Thảo, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Trà Cú cho biết: Những năm qua vùng đồng láng của Trà Cú đã có bước chuyển mình rất lớn, trong tổng số khoảng 1.200ha thì có đến 95% diện tích thả nuôi tôm theo hình thức quảng canh (thả lan). Hàng năm, đối với các hộ nuôi tôm ở vùng đồng láng Trà Cú thuộc địa bàn 03 xã Đại An, Đôn Xuân và Đôn Châu đều cho hiệu quả kinh tế, thu nhập của các hộ nơi đây khoảng 20 - 100 triệu đồng, tùy diện tích ao nuôi của từng hộ. Do chi phí đầu tư thấp (chủ yếu con giống) và một phần nhỏ thức ăn (02 - 03% so với tổng chi phí đầu tư), nên mặc dù tình hình dịch bệnh cộng với giá tôm thương phẩm giảm mạnh như hiện nay nhưng người nuôi quảng canh vẫn có lãi cao.
Có thể bạn quan tâm
Giá thành cao, chất lượng không đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu... khiến xuất khẩu thủy sản của VN ngày càng rời xa mục tiêu xuất khẩu 8 tỉ USD đưa ra hồi đầu năm.
Các lô hàng thủy sản Việt Nam bị các thị trường trả về do nhiễm kháng sinh vượt ngưỡng phải kiểm tra chất lượng như hàng thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam.
Với thị trường chung rộng mở sau hội nhập, rau quả Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
Theo Cục BVTV, các lô xoài đầu tiên của Việt Nam XK sang Nhật Bản có giá cao hơn xoài Thái Lan 2 USD/kg, tiêu thụ rất tốt.
Nếu thủy sản Việt Nam tiếp tục nhiễm kháng sinh vượt mức cho phép, nhiều thị trường sẽ ngưng nhập khẩu.