Nông dân khổ, sao mãi tự hào xuất khẩu gạo số 1
Nhiều thách thức với nông nghiệp đồng bằng
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Hữu Hiệp – Uỷ viên chuyên trách kinh tế (Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ) thẳng thắn nói: “Đã đến lúc không cần tự hào về từ “vựa lúa” nữa. Nhìn rộng ra, người Việt chúng ta không cần thiết phải tự hào là cường quốc số 1, số 2 thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, cá tra, trái cây nữa. Làm sao có thể tự hào, khi đời sống những người trực tiếp làm ra các sản phẩm đó vẫn còn nhiều khó khăn?”.
Các ngành chức năng cần làm rõ hơn khi hội nhập, thách thức nào sẽ đến với nông dân, thách thức nào với doanh nghiệp, thách thức nào là nhiều nhất bởi người nông dân và doanh nghiệp không muốn nghe nói chung chung nữa và không khéo chúng ta sẽ thua ngay trên thị trường trong nước”.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ
Đồng tình với quan điểm trên, GS.Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ cho biết thêm: “40 năm nay, cây lúa tăng rất nhiều lần sản lượng nhưng không tăng lợi tức, đại đa số người dân không có tiền tích lũy. Người dân và doanh nghiệp còn không tin tưởng nhau, dẫn đến các mối liên kết lỏng lẻo, hàng hóa ứ đọng, thường xuyên xảy ra cảnh được mùa mất giá”.
Theo GS.Xuân, khi hội nhập và tham gia các hiệp định tự do thương mại, nông dân làm ăn cá thể và các doanh nghiệp nhỏ sẽ tiếp tục bị sức ép cạnh tranh. Vì vậy, nếu không chuẩn bị tốt, hàng hóa của nông dân làm ra sẽ bị “chết yểu” trước sự tấn công của hàng ngoại. “Chưa có doanh nghiệp nào dẫn dắt chuỗi giá trị sản xuất lớn, không có dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nào vào ĐBSCL” – ông Nguyễn Phương Lam - Phó Giám đốc VCCI Cần Thơ chỉ ra điểm yếu.
Phải đổi mới tư duy
Ông Hiệp góp ý: “Trong bối cảnh hội nhập, cần phải đổi mới tư duy trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Theo đó, ở vùng có lợi thế về điều kiện tự nhiên, thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi như ĐBSCL, “chiếc bánh nông sản” cần được chế biến thành những chiếc bánh ngon hơn, bán giá cao hơn, lãi hợp lý hơn cho người dân”.
Để làm được điều này, ĐBSCL cần những định hướng chiến lược lẫn giải pháp chiến thuật căn cơ. Cụ thể là quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp theo vùng gắn với cung – cầu thị trường; đổi mới chính sách đảm bảo hài hoà trong phân chia lợi ích giữa các khâu trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ nông sản. Ngoài ra, cần tập trung cải tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị cao, đưa nhanh công nghệ cao vào các khâu trong sản xuất và phải đặc biệt chú trọng tăng cường liên kết vùng.
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng. Vì vậy, trong giai đoạn này, thách thức ở ĐBSCL là đưa 3 sản phẩm chủ lực như: Lúa gạo, thuỷ sản (cá tra, tôm), trái cây ra thế giới, cải thiện cuộc sống của người dân.
“Để phát triển ĐBSCL bền vững hơn, rõ ràng vấn đề hội nhập quốc tế và ứng phó với biến đổi khí hậu cần phải có giải pháp mang tính tổng thể, cần hành động ngay, không chậm trễ. Đây là vấn đề chung của cả vùng, không riêng của địa phương nào. Trong đó, những giải pháp trước mắt, ngắn hạn phải đặt trong giải pháp tổng thể” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Người dân bản Cúc Lùng ở xã Phú Đô, huyện Phú Lương, Thái Nguyên đã triển khai cánh đồng chè một giống, rộng hơn chục ha. Người tham quan khắp nơi đổ về, bày tỏ sự thán phục...
Hơn 3 tuần qua, nông dân trồng chuối trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp rất phấn khởi vì giá chuối nguyên liệu các loại tăng cao. Song, nông dân vẫn lo vì giá chuối trên thị trường bấp bênh, thiếu ổn định đầu ra.
Trong khi người ta trồng rừng để bán gỗ với ước mơ trở thành “đại gia”, ông Võ Văn Ten (ấp Phước Hội, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh) lại tâm đắc với dự án trồng rừng… “để đó” của mình. Ông bảo, trồng rừng mà tính sẽ có bao nhiêu tiền từ bán gỗ thì chỉ có… vứt đi. Trồng rừng, trong suy nghĩ của ông, nó như một thứ tín ngưỡng…