Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Nông dân Đăk Lăk phát triển kinh tế nhờ cây ca cao

Nông dân Đăk Lăk phát triển kinh tế nhờ cây ca cao
Tác giả: Giang Ngọc
Ngày đăng: 11/07/2017

Anh Đường Văn Đình (Ea Kar, Đăk Lăk) giúp bà con phát triển kinh tế, cung cấp 200 tấn hạt mỗi năm cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

 

Cây ca cao là một trong những cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao tại Ea Sar. Ảnh: NVCC

Hạt cao cao là nguyên liệu chính sản xuất các sản phẩm cao cấp như chocolate, bột ca cao, mang lại giá trị kinh tế cao. Nhận thấy điều này, anh Đường Văn Đình, ở thôn 9 xã Ea Sar, huyện Ea Kar, Đăk Lăk đầu tư trồng cây ca cao để phát triển kinh tế.

 

Bắt đầu trồng từ năm 2007, đến nay anh Đình có 1,5 ha ca cao, trồng xen hơn 100 cây điều. Do chưa biết gì về ca cao nên nắm bắt quá trình sinh trưởng và phát triển của loại cây này, anh Đình mất nhiều thời gian tìm hiểu, học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau.

Ca cao sau 5 năm trồng sẽ bắt đầu cho thu hoạch. Năm thứ 6, sản lượng hạt khô thu được ở mỗi cây trung bình đạt khoảng 1kg, năm thứ 7 là 1,5-1,8kg và năm thứ 9 đạt 2,5kg. Ca cao xanh tốt, sản lượng tăng đều bởi anh Đình biết cách áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc.

Mô hình trồng và chăm sóc ca cao của anh Đình

Khi thấy loại cây trồng này có khả năng mang lại giá trị kinh tế, năm 2010, anh tập hợp bà con để thành lập hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ và thương mại Thành Đạt. Năm 2011, hợp tác xã đi vào hoạt động và năm 2015 bắt đầu chuyển sang hoạt động theo luật hợp tác xã mới. Đến nay, diện tích trồng ca cao của cả hợp tác xã lên tới 158ha với 95 thành viên, sản lượng ca cao đạt 200 tấn một năm.

Sau khi thu hoạch, tất cả ca cao được gom về hợp tác xã để bán cho các công ty với giá bán ra dao động khoảng 60.000 đồng một kg ca cao khô, trong khi giá của ca cao trồng theo quy trình thường trên thị trường chỉ 45.000-54.000 đồng một kg. Năm 2015, cây ca cao mang về cho hợp tác xã về 4,2 tỷ đồng, năm 2016 là 2,8 tỷ và 6 tháng đầu năm nay đạt trên 2 tỷ đồng.

Anh Đình bên cây ca cao. Ảnh: NVCC.

Không chỉ có ca cao, hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ và thương mại Thành Đạt còn là điểm thu gom các loại nông sản khác như chanh leo, cà phê, hồ tiêu…hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm. Dù còn nhiều khó khăn phía trước nhưng anh Đình vẫn luôn cùng các thành viên trong hợp tác xã chèo lái con thuyền nông sản lớn mạnh.


Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên lúa Nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên lúa

Tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Biện pháp phòng chống rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa tại các tỉnh Nam Bộ”.

08/07/2017
Doanh nghiệp may mặc xuất khẩu lá tía tô sang Nhật giá 700 đồng/1 lá, thu 2,5 tỷ đồng/1 ha Doanh nghiệp may mặc xuất khẩu lá tía tô sang Nhật giá 700 đồng/1 lá, thu 2,5 tỷ đồng/1 ha

Doanh nghiệp may mặc xuất khẩu lá tía tô sang Nhật giá 700 đồng/1 lá, thu 2,5 tỷ đồng/1 ha và lời giải cho bài toán nông sản Việt

10/07/2017
4 lợi ích của giun đất với nhà nông 4 lợi ích của giun đất với nhà nông

Nhiều nông dân nuôi giun để làm đất tơi xốp, ủ phân hữu cơ, xử lý chất thải, làm thức ăn chăn nuôi...

11/07/2017
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.