Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Nông dân cắn răng vay vốn tái canh cà phê

Nông dân cắn răng vay vốn tái canh cà phê
Tác giả: Lê Kiến
Ngày đăng: 29/02/2016

“Nên đành vay vốn thương mại để tái canh sớm dù có  chính sách vay ưu đãi” - một nông dân ở Gia Lai giải thích.

Gói 17.000 tỷ, giải ngân... vài trăm tỷ

Ngân hàng NNPTNT (Agribank) được Ngân hàng Nhà nước giao giữ vai trò chủ lực trong việc giải ngân vốn vay ưu đãi chương trình tái canh cà phê. Theo quy hoạch, đến năm 2020 các tỉnh Tây Nguyên sẽ tái canh trên 120.000ha cà phê.

Mặc dù được “hỗ trợ tận răng” về kỹ thuật với vốn vay lãi suất thấp nhưng chương trình vẫn bị người dân “ngó lơ”. Cụ thể, trong 2 năm (2013-2014), gói tín dụng hơn 12.000 tỷ đồng được ngân hàng ký với các tỉnh Tây Nguyên, song chỉ giải ngân được vài trăm tỷ đồng, trong khi đã thực hiện tái canh hơn 33.000ha.

Ông Phan Tiến Thu – Giám đốc Agribank Gia Lai cho biết: Hiện vốn vay tái canh cà phê không hạn chế, lãi suất chỉ 6,5%/năm. Mỗi ha cà phê được vay 150 triệu đồng, sau năm thứ 4 mới bắt đầu trả lãi và thời hạn cho vay là 8 năm. Tuy nhiên tại Gia Lai, vốn vay này mới giải ngân được 17 tỷ đồng và năm 2016 mới giải ngân được 1 tỷ đồng, chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước vay. Toàn tỉnh chỉ vỏn vẹn… 2 hộ vay theo diện này.

Lý giải cho nghịch lý “vốn ưu đãi vắng bóng nông dân”, ông Thu nói: “Vấn đề nằm ở chỗ quy trình tái canh mà Bộ NNPTNT ban hành. Theo đó, người dân phải cải tạo đất 2 năm sau phá bỏ cà phê thì mới được vay vốn. Theo bà con, 2 năm cải tạo đất, cộng với 3 năm kiến thiết cơ bản thì 5 năm sau mới có thu hoạch. Trong 5 năm đó họ biết lấy gì để sống? Bên cạnh đó, điều kiện để tái canh cần phải có xét nghiệm về tuyến trùng, nấm trong đất, nguồn giống phải được cơ quan trực thuộc Bộ NNPTNT hoặc các Sở NNPTNT công nhận thì mới được tiếp cận vốn vay…

Nông dân Trần Đức Lưu, thôn Hợp Nhất (xã Ia Yok, huyện Ia Grai, Gia Lai) nói: “Do quy trình yêu cầu rối rắm nên người dân không mấy mặn mà. Như tôi, nhà có hơn 1ha cà phê mà chờ luân canh đất 2 năm thì biết lấy gì ăn nên đành vay vốn thương mại để tái canh sớm”.

Sớm khắc phục việc vay vốn thương mại

Về việc vay vốn ưu đãi, ông Lê Trung Nguyên – Giám đốc Công ty Cà phê 706 (Tổng Công ty Cà phê Việt Nam) cho biết: “Lâu nay công ty không được hưởng vốn vay này để tái canh cà phê, khoảng 300ha cà phê (trong tổng số 700ha của đơn vị) đã tái canh đều vay vốn thương mại. Vì trước đây công ty đã thế chấp sổ đỏ cho Ngân hàng BIDV và số tiền “bị kẹt” khoảng 30 - 40 tỷ đồng nên không rút giấy tờ được để chuyển sang vay vốn của Agribank nhằm hưởng lãi suất thấp. Mong muốn của công ty là Ngân hàng Nhà nước mở rộng việc chỉ định ngân hàng cho vay chứ không nên chỉ định 1 ngân hàng là Agribank.

Tại Gia Lai, Sở NNPTNT đã tổ chức nhiều cuộc họp với ngân hàng bàn biện pháp giải quyết theo hướng: Giảm thời hạn luân canh từ 24 tháng xuống còn 18 tháng và vẫn giữ nguyên quy trình Bộ NNPTNT ban hành. Tuy nhiên, theo ông Trương Phước Anh – Giám đốc Sở NNPTNT Gia Lai, đối với các nông hộ, việc tái canh là quyền của họ nên rất khó can thiệp. Giải pháp tốt nhất là vận động, tuyên truyền để họ thấy được vấn đề.


Có thể bạn quan tâm

Phát triển cây dược liệu loay hoay chọn mặt gửi vàng Phát triển cây dược liệu loay hoay chọn mặt gửi vàng

“Hàn Quốc chỉ có 2 loại cây dược liệu là sâm và linh chi, nhưng họ đã phát triển để toàn thế giới biết đến và sử dụng. Còn Việt Nam có tới 4.000 loại cây dược liệu quý, tại sao chúng ta không chọn được một vài loài để cung cấp trên phạm vi toàn cầu như họ?”- đó là trăn trở của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát tại Hội nghị Phát triển cây dược liệu ở Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 26.2.

29/02/2016
Mua tạm trữ lúa gạo không phải chính sách thường xuyên Mua tạm trữ lúa gạo không phải chính sách thường xuyên

Theo Nghị định số 109 ngày 4.11.2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo thì việc mua tạm trữ lúa, gạo không thực hiện thường xuyên và chỉ là giải pháp can thiệp vào thị trường khi giá lúa hàng hóa trên thị trường thấp hơn giá định hướng.

29/02/2016
Tuyên Quang đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp Tuyên Quang đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp

Năm 2015, tỉnh Tuyên Quang đã ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn (NN, NT) như: Quyết định 30/QĐ-UBND về cho vay phát triển chăn nuôi kết hợp xây hầm biogas; Quyết định 303/QĐ-HĐND về cho vay công trình vệ sinh và hệ thống chuồng trại tại 7 xã điểm xây dựng nông thôn mới…

29/02/2016