Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Tuyên Quang đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp

Tuyên Quang đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp
Tác giả: Hà Đặng
Ngày đăng: 29/02/2016

Những chủ trương này đã khuyến khích các tổ chức tín dụng đầu tư vốn vào NN, NT. Với lãi suất cho vay thấp, thời hạn cho vay dài và không cần tài sản thế chấp đã khiến người dân tích cực vay vốn để phát triển sản xuất.

Điển hình là thời gian qua, Agribank Chi nhánh Tuyên Quang đã chủ động triển khai nhiều giải pháp như đẩy mạnh công tác huy động vốn tại địa phương, tranh thủ nguồn vốn T.Ư để đầu tư trên địa bàn, đồng thời bám sát các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh, tăng cường phối hợp Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, chính quyền địa phương… để đầu tư tín dụng.

Ông Tạ Quang Trung - Giám đốc Agribank Chi nhánh Tuyên Quang cho biết: "Việc triển khai các chương trình chính sách của Chính phủ và địa phương đã khơi thông nguồn vốn chảy vào NN, NT. Nhiều vùng sản xuất hàng hóa nhờ đó phát triển nhanh như vùng trồng cam, chè, mía… Qua đó giúp tăng trưởng nguồn vốn ổn định ở địa phương, tạo đà cho việc đầu tư tín dụng ở nông thôn".

Ông Trịnh Ngọc Tuấn - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tuyên Quang cho biết: “Những năm qua, ngành ngân hàng trên địa bàn đã rất tích cực đầu tư vào lĩnh vực NNNT. Với nguồn vốn đầu tư từ các ngân hàng, nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang đã phát triển mạnh mẽ, hình thành nhiều vùng chuyên canh cây trồng hàng hóa, mô hình liên kết hiệu quả trong sản xuất kinh doanh… tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống thu nhập, góp phần giảm nghèo tại địa phương”.


Có thể bạn quan tâm

Cả 4 bố con đều trở thành triệu phú nhờ trồng quất Cả 4 bố con đều trở thành triệu phú nhờ trồng quất

Nhờ trồng hoa, quất cảnh nên nhiều hộ nông dân có của ăn của để. Có gia đình lớn cả 4 bố con đều trở thành triệu phú nhờ trồng quất.

27/02/2016
Phát triển cây dược liệu loay hoay chọn mặt gửi vàng Phát triển cây dược liệu loay hoay chọn mặt gửi vàng

“Hàn Quốc chỉ có 2 loại cây dược liệu là sâm và linh chi, nhưng họ đã phát triển để toàn thế giới biết đến và sử dụng. Còn Việt Nam có tới 4.000 loại cây dược liệu quý, tại sao chúng ta không chọn được một vài loài để cung cấp trên phạm vi toàn cầu như họ?”- đó là trăn trở của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát tại Hội nghị Phát triển cây dược liệu ở Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 26.2.

29/02/2016
Mua tạm trữ lúa gạo không phải chính sách thường xuyên Mua tạm trữ lúa gạo không phải chính sách thường xuyên

Theo Nghị định số 109 ngày 4.11.2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo thì việc mua tạm trữ lúa, gạo không thực hiện thường xuyên và chỉ là giải pháp can thiệp vào thị trường khi giá lúa hàng hóa trên thị trường thấp hơn giá định hướng.

29/02/2016