Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nỗi Niềm Người Trồng Ớt Ở Cồn Tân Thuận Đông (Đồng Tháp)

Nỗi Niềm Người Trồng Ớt Ở Cồn Tân Thuận Đông (Đồng Tháp)
Ngày đăng: 19/04/2014

Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và thổ nhưỡng, nên xã cù lao Tân Thuận Đông, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) không những thích hợp phát triển trồng cây ăn trái mà những loại hoa màu ngắn ngày như cây ớt cũng phát triển rất tốt.

Chất lượng ớt nơi đây được nhiều thương lái đánh giá cao, tuy nhiên nông dân ở đây vẫn luôn trăn trở về đầu ra của cây ớt bởi điệp khúc “được mùa mất giá”, thương lái ép giá luôn ám ảnh người nông dân.

Hiện tại, toàn xã Tân Thuận Đông có trên 200ha sản xuất ớt và đang có khuynh hướng tăng mạnh diện tích. Trung bình mỗi năm địa phương có thể cung cấp cho thị trường khoảng trên 2.000 tấn ớt thương phẩm.

Tuy có vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, nhưng hiện nay trên địa bàn xã vẫn chưa có một cơ sở chế biến hoặc doanh nghiệp đến đặt vấn đề bao tiêu. Phần lớn, nông dân ở đây đều chọn kênh tiêu thụ qua thương lái. Chính vì thế, giá ớt ở đây thường lên xuống bất thường và không ổn định.

Anh Đỗ Duy Khánh, một nông dân trồng ớt ở xã Tân Thuận Đông cho biết: “Giá ớt ở đây lên xuống thất thường lắm. Sáng tôi bán cho lái, chiều cũng bán cho lái đó nhưng giá bán đã chênh lệch gần 2.000 đồng/kg. Chưa kể những dịp lễ Tết, thương lái còn hợp đồng với nhau tự ý hạ giá ớt xuống thấp, ép giá nhà nông. Do không có kênh tiêu thụ nào khác nên nông dân bấm bụng bán cho xong”.

Một trong nhiều nguyên nhân khiến ớt của vùng cù lao Tân Thuận Đông chưa thể vươn mình dùng “chất lượng thay lời nói” là do địa hình “khuất nẻo”.

Theo lãnh đạo UBND xã, do Tân Thuận Đông là một xã cù lao nên vấn đề trong giao thương, vận chuyển hàng hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn. E dè địa bàn xã còn “ngăn sông cách đò” nên đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp đến xúc tiến đầu tư ở địa phương.

Xuất phát từ những khó khăn của bà con trồng ớt, nhiều lần UBND xã chủ động gặp các doanh nghiệp mời gọi về địa phương đầu tư. Mặc dù, phần lớn doanh nghiệp đánh giá cao chất lượng ớt của địa phương nhưng họ đến rồi bặt tăm tin tức.

Ông Huỳnh Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “UBND rất mong doanh nghiệp đến đầu tư cho vùng trồng trồng ớt của xã. Địa phương sẵn sàng ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đến liên kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Năm nay, nhằm tránh ớt bị rớt giá sâu khi vào vụ, UBND xã đang tiến hành lấy ý kiến nhân dân về việc bơm tháo nước năm 2014 ở 5 ô đê bao của xã. Nếu nhân dân thống nhất, UBND sẽ cho triển khai thực hiện để năm nay bà con nông dân có thể trồng ớt trái vụ, góp phần cải thiện và tăng thu nhập”.


Có thể bạn quan tâm

Gần 800 Hécta Bắp Không Hạt Gần 800 Hécta Bắp Không Hạt

Ông Trần Lâm Sinh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai cho biết, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Đồng Nai đã phát hiện ra gần 800 héc ta bắp không hạt, tập trung chủ yếu ở các huyện: Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Long Thành và TX. Long Khánh với mức độ thiệt hại từ 30 - 60%.

05/08/2013
Nghề Đặt Trúm Bắt Lươn Phát Triển Mạnh Ở Cà Mau Nghề Đặt Trúm Bắt Lươn Phát Triển Mạnh Ở Cà Mau

Toàn tỉnh Cà Mau hiện có trên 1.200 hộ dân phát triển nghề đặt trúm truyền thống. Đây là nghề ra đời và tồn tại hàng trăm năm nay.

24/09/2012
Nỗ Lực Cứu Ruộng Đồng Nỗ Lực Cứu Ruộng Đồng

Ruộng đồng khô hạn kéo dài và chuột cắn lúa non trên diện rộng khiến nhiều nông dân tại miền Trung bỏ lúa trồng các loại hoa màu chịu hạn để mong có cái ăn, cái mặc. Cùng lúc, nông dân Trần Văn Cạn, thôn Nam Phù, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế có cách diệt chuột độc đáo đang được nhân rộng.

19/06/2013
Thành Công Với Mô Hình Đa Canh, Đa Con Kết Hợp Khép Kín Thành Công Với Mô Hình Đa Canh, Đa Con Kết Hợp Khép Kín

Anh Trần Quốc Việt, cư ngụ tại ấp Long Hải, thị trấn Phước Long, huyện Phước Long (Bạc Liêu) là người thành công với mô hình đa canh, đa con kết hợp khép kín với quy mô diện tích gần 05 ha. Nhờ biết tận dụng diện tích đất sẵn có và vận dụng sáng tạo những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy trong nhiều năm nên anh đã thực hiện mô hình sản xuất tổng hợp: 02 vụ tôm sú kết hợp 01 vụ cua, cá rô phi; 01 vụ lúa kết hợp với tôm càng xanh; nuôi cá sấu, cá bống tượng, mỗi năm thu nhập từ 500 - 800 triệu đồng.

24/04/2013
Trồng Ớt Sừng Trâu Lời Gấp 10 Lần Trồng Lúa Trồng Ớt Sừng Trâu Lời Gấp 10 Lần Trồng Lúa

Gia đình anh Châu Văn Phương ở xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre có truyền thống trồng mía, nhưng mấy năm nay giá cả bấp bênh, đời sống gia đình khó khăn. Được sự tư vấn của trạm khuyến nông huyện, anh đã mạnh dạn chuyển sang trồng loại giống ớt sừng vàng châu Phi ngắn ngày cho thu nhập nhanh, giá bán cao.

19/06/2013