Nỗi Niềm Người Trồng Ớt Ở Cồn Tân Thuận Đông (Đồng Tháp)

Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và thổ nhưỡng, nên xã cù lao Tân Thuận Đông, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) không những thích hợp phát triển trồng cây ăn trái mà những loại hoa màu ngắn ngày như cây ớt cũng phát triển rất tốt.
Chất lượng ớt nơi đây được nhiều thương lái đánh giá cao, tuy nhiên nông dân ở đây vẫn luôn trăn trở về đầu ra của cây ớt bởi điệp khúc “được mùa mất giá”, thương lái ép giá luôn ám ảnh người nông dân.
Hiện tại, toàn xã Tân Thuận Đông có trên 200ha sản xuất ớt và đang có khuynh hướng tăng mạnh diện tích. Trung bình mỗi năm địa phương có thể cung cấp cho thị trường khoảng trên 2.000 tấn ớt thương phẩm.
Tuy có vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, nhưng hiện nay trên địa bàn xã vẫn chưa có một cơ sở chế biến hoặc doanh nghiệp đến đặt vấn đề bao tiêu. Phần lớn, nông dân ở đây đều chọn kênh tiêu thụ qua thương lái. Chính vì thế, giá ớt ở đây thường lên xuống bất thường và không ổn định.
Anh Đỗ Duy Khánh, một nông dân trồng ớt ở xã Tân Thuận Đông cho biết: “Giá ớt ở đây lên xuống thất thường lắm. Sáng tôi bán cho lái, chiều cũng bán cho lái đó nhưng giá bán đã chênh lệch gần 2.000 đồng/kg. Chưa kể những dịp lễ Tết, thương lái còn hợp đồng với nhau tự ý hạ giá ớt xuống thấp, ép giá nhà nông. Do không có kênh tiêu thụ nào khác nên nông dân bấm bụng bán cho xong”.
Một trong nhiều nguyên nhân khiến ớt của vùng cù lao Tân Thuận Đông chưa thể vươn mình dùng “chất lượng thay lời nói” là do địa hình “khuất nẻo”.
Theo lãnh đạo UBND xã, do Tân Thuận Đông là một xã cù lao nên vấn đề trong giao thương, vận chuyển hàng hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn. E dè địa bàn xã còn “ngăn sông cách đò” nên đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp đến xúc tiến đầu tư ở địa phương.
Xuất phát từ những khó khăn của bà con trồng ớt, nhiều lần UBND xã chủ động gặp các doanh nghiệp mời gọi về địa phương đầu tư. Mặc dù, phần lớn doanh nghiệp đánh giá cao chất lượng ớt của địa phương nhưng họ đến rồi bặt tăm tin tức.
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “UBND rất mong doanh nghiệp đến đầu tư cho vùng trồng trồng ớt của xã. Địa phương sẵn sàng ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đến liên kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
Năm nay, nhằm tránh ớt bị rớt giá sâu khi vào vụ, UBND xã đang tiến hành lấy ý kiến nhân dân về việc bơm tháo nước năm 2014 ở 5 ô đê bao của xã. Nếu nhân dân thống nhất, UBND sẽ cho triển khai thực hiện để năm nay bà con nông dân có thể trồng ớt trái vụ, góp phần cải thiện và tăng thu nhập”.
Related news

Khoai tây là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Nam Định với nhiều vùng sản xuất chất lượng cao như: Nam Hùng, Nam Giang (Nam Trực); Thành Lợi, Liên Minh (Vụ Bản); Yên Đồng, Yên Cường, Yên Nhân (Ý Yên); Giao Phong, Giao Yến (Giao Thủy)…

7 tháng đầu năm 2014, lượng hoa quả NK từ Trung Quốc ước giảm tới 50% so với cùng kỳ nhiều năm. Thay vào đó, hoa quả NK từ các thị trường có chất lượng cao đang có xu hướng tăng mạnh.

Bình Định là tỉnh có phong trào trồng rừng SX khá mạnh, hiện trên địa bàn tỉnh này có đến 105.000 ha rừng trồng, hằng năm khai thác từ 8.000-10.000 ha.

Ngoài việc cung cấp cho thị trường nội địa thông qua hệ thống siêu thị Co.opmart, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào (Anh Đào Co.op) vừa đưa thành công 2 container rau xà lách Mỹ sản xuất tại Đà Lạt sang Hàn Quốc với giá trên 1 đô la Mỹ/kg, cao hơn thị trường nội địa 15%.

Với gần 24.000 ha, cây ngô đang là một trong những cây chủ lực trong kinh tế nông nghiệp của huyện Sông Mã - Sơn La, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.