Nỗ Lực Trồng Lại Cao Su
Các tỉnh chịu thiệt hại về cao su hiện đã được Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN khắc phục bằng cách cho trồng lại bằng 3 giống chịu rét tốt của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc vừa “trình làng” là Vân Nghiên 77-4, Vân Nghiên 77-2 và IAN 873 để thay thế một số giống khả năng chịu rét kém đang được trồng như RRIM 600, RRIC 121, PB 260, RRIV 4.
Hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN đã nhập về 1 triệu cây giống cao su mới này để trồng lại toàn bộ diện tích cao su bị thiệt hại tại các tỉnh Đông Bắc. Tập đoàn cũng chỉ đạo Viện Nghiên cứu Cao su chủ động xây dựng vườn nhân giống cao su chịu lạnh với 3 giống cao su mới trên để có thể sản xuất trong nước từ năm 2013. Để giảm thiệt hại cho người dân, các chuyên gia trồng cao su đã hướng dẫn thêm cho bà con các kỹ thuật canh tác mới như trồng bằng cây bầu có 2 tầng lá ổn định và tranh thủ trồng sớm trong vụ xuân từ tháng 3 đến tháng 5 để tăng khả năng chịu rét. Thực hiện việc tủ gốc bằng màng PE (trong mùa lạnh), trên có phủ lớp đất có tác dụng giữ ấm cho gốc, rễ; bao tán cho cây bằng túi nilon có tác dụng ngăn chặn sương muối và giữ ấm cho toàn bộ lá. Đồng thời tăng cường các biện pháp chăm sóc vườn cây theo hướng chống rét như tăng liều lượng phân kali.
Bài học sâu sắc nhất từ cây cao su này, theo ông Đức, đó là cần quy hoạch đồng bộ, nhất là rất cần có một doanh nghiệp có kinh nghiệm làm “đầu tàu” trên cơ sở có nhiều giống tốt, kỹ thuật đảm bảo.
Có thể bạn quan tâm
Xác định giống lúa là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Sở NN và PTNT luôn chú trọng việc tuyển chọn được các giống lúa mới cho năng suất, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện canh tác, thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu… để bổ sung vào bộ giống gieo cấy, thay thế một số giống đã thoái hoá.
Sản xuất lúa là nghề lâu đời của bà con nông dân các xã Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ, Thái Mỹ và Phước Thạnh của huyện Củ Chi, vì vậy bà con cần có giống lúa chất lượng và năng suất cao cho sản xuất, nắm bắt nhu cầu đó Trạm Khuyến nông Củ Chi đã đưa giống lúa OM8017 vào nhân giống phục vụ cho việc luân canh với cây trồng cạn.
Để tháo gỡ khó khăn cho các hộ nông dân trồng mía, Công ty CP Đường Khánh Hòa đã liên kết với Viện Nghiên cứu mía đường Bến Cát khảo nghiệm thành công và chuyển giao cho bà con nhiều giống mía mới cho năng suất cao...
Tại hội nghị, nhiều nông dân trồng khảo nghiệm cho biết, các giống lúa thuần trên thuộc bộ giống trung - ngắn ngày, chịu thâm canh và thích nghi với nhiều chân đất. Từ khi gieo sạ đến nay thời tiết diễn biến bất lợi nhưng các ruộng lúa trình diễn vẫn sinh trưởng và phát triển tốt.
Với mục tiêu luôn áp dụng TBKT vào sản xuất để tăng cao năng suất chất lượng cây trồng, bước vào đầu vụ mùa này Trạm BVTV & GCT Nghĩa Đàn, Nghệ An đã đưa giống lúa lai SL8H-GS9 vào gieo trồng khảo nghiệm. Kết quả năng suất đã cho thu hoạch được 7,08 tấn/ha, cao hơn giống lúa lai truyền thống 1,74 tấn/ha.