Niên Vụ 2014 - 2015 Phấn Đấu Năng Suất Bình Quân Vùng Mía Thâm Canh Đạt 80 Tấn
Ngày 22-1, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động hiệp hội năm 2013, phương hướng, nhiệm vụ năm 2014.
Năm 2013, ngành mía đường tỉnh đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, chịu ảnh hưởng của việc thu hoạch muộn. Song, đây vẫn được đánh giá là vụ mía thắng lợi. Diện tích sản xuất thâm canh mía toàn vùng là 17.315 ha, sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn, năng suất bình quân đạt 60 tấn/ha. Trong đó, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa có diện tích 10.389 ha, chiếm 60% diện tích toàn vùng, sản lượng đạt 654.746 tấn, bằng 63,15% sản lượng toàn vùng, năng suất bình quân đạt 63 tấn/ha.
Để năng suất mía ngày càng nâng cao, năm 2013, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa chủ động đầu tư trồng mía theo hướng chất lượng cao, cùng với đó tích cực tuyên truyền cho nông dân trồng mía hướng đến việc trồng mới mía năng suất, chất lượng cao.
Trong năm qua, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp hội viên thâm canh mía như: Tích cực chuyển giao khoa học công nghệ cho người trồng mía thông qua các lớp tập huấn, giúp các chi hội lập hồ sơ vay vốn ngân hàng phục vụ chăm sóc mía, hỗ trợ cho hội viên khi có rủi ro, tổ chức nhiều đợt hội thảo đầu bờ, tham quan khu công nghiệp công nghệ cao...
Bước sang năm 2014, cùng với mục tiêu giữ ổn định diện tích mía toàn vùng 15.000 – 16.500 ha, sản lượng mía hàng năm duy trì từ 1,1 - 1,2 triệu tấn, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa sẽ thực hiện trồng mía gắn với chương trình đổi mới giống; toàn bộ diện tích trồng mới phải trồng bằng giống mới có năng suất, chất lượng cao. Phấn đấu niên vụ 2014-2015, năng suất mía bình quân đạt 80 tấn/ha/vụ, tạo tiền đề để thực hiện mục tiêu giai đoạn 2015 - 2020 năng suất bình quân đạt từ 100 đến 130 tấn/ha, và đạt 10ccs trở lên.
Related news
Mô hình nuôi vịt biển ở tỉnh Tiền Giang đã đạt kết quả cao. mỗi con vịt biển có trọng lượng trên 2,5 kg, tỉ lệ đẻ trứng đạt trên 75%, mỗi năm đẻ trên 240 trứng
Để phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao và không phải lo lắng đầu ra, anh Vũ Văn Khiêm đã lựa chọn mô hình chăn nuôi lợn gia công cho doanh nghiệp
Về xóm Xuân Thịnh, xã Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương (Nghệ An) Ông Bảy là người đầu tiên đưa giống bưởi Diễn về trồng quy mô hàng hóa tại địa phương.
Chẳng cần “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, với vốn tri thức tích lũy được trong sản xuất nông nghiệp, nhiều lão nông ở TP.Hồ Chí Minh đã kiếm tiền tỷ...
Chỉ sau hơn 1 năm áp dụng mô hình trồng rau an toàn sinh học do Hội Phụ nữ tỉnh Ninh Bình phát động, 37 hội viên phụ nữ xóm 10 đã thu được kết quả đáng mừng.