Niềm Vui Sau Chuyến Biển Xuyên Tết

Có mặt tại Cảng cá Phan Thiết (Bình Thuận) vào ngày đầu năm mới 2015, chúng tôi bắt gặp nét mặt rạng rỡ của những ngư dân đi biển xuyên Tết trở về…
Anh Huỳnh Văn Vỹ, thuyền trưởng tàu cá BTh-98794TS, 350CV, ngụ tại xã Tam Thanh (Phú Quý) vui vẻ cho biết: “Tàu chúng tôi xuất bến Cảng Phú Quý ngày 29 tháng chạp năm Giáp Ngọ 2014. Đánh bắt xuyên Tết được hơn 6 tấn cá chàm. Khi liên lạc với đất liền, biết giá cá ở Phan Thiết cao hơn ở Phú Quý nên quyết định đưa tàu vào đây. Với giá bán 40.000 đồng/kg, chúng tôi thu về 240 triệu đồng”.
Anh Vỹ cho biết thêm: Đây là chuyến biển thành công đầu năm 2015 của các anh. Nhưng để được kết quả vừa nêu, 8 lao động biển đã phải đấu tranh: Nên hay không đi đánh bắt trong những ngày tết. Một số người quan niệm, một năm có 3 ngày tết, chẳng muốn xa gia đình, người thân, bạn bè...
Một số người đi biển nhiều năm thấy rằng trong những ngày tết thời tiết thường ấm lên, cá ngoài khơi nhiều hơn. Ngày thường một mẻ lưới chỉ vài trăm kg, nhưng trong dịp tết có khi cả tấn cá. Chuyến biển đầu năm mà cá đầy khoang, thì cả năm sẽ thuận buồm xuôi gió.
Rời tàu cá anh Vỹ, chúng tôi đến đến tàu cá BTh-99981TS của anh Nguyễn Hữu, 48 tuổi, cư ngụ tại xã Tam Thanh (Phú Quý) cũng vừa cập bến. Anh Hữu chia sẻ: “Xuất bến vào những ngày giáp tết chi phí chuyến biển thường tăng hơn ngày thường 15%, nhưng bù lại hải sản sau tết giá cả cao hơn. Tuy vất vả, nhưng chúng tôi thu về 250 triệu đồng, sau khi trừ chi phí mỗi người được hơn chục triệu đồng”.
“Những năm gần đây nhiều ngư dân đi biển xuyên tết. Ở xã Tam Thanh (Phú Quý) chúng tôi có hơn 40 thuyền, hơn 400 lao động đi biển xuyên Tết Ất Mùi. Họ đang trên đường trở về và như họ nói: Rất vui!” - anh Hữu nói them.
Related news

Theo kế hoạch dự án, đàn bò sữa của tỉnh Sóc Trăng sẽ tăng từ 4.700 con lên 17.800 con, sản lượng sữa từ 6.000 tấn/năm hiện nay lên 23.000 tấn/năm. Để có kết quả như vậy, không chỉ ở các vùng trọng điểm, các địa phương khác cũng sẽ phát triển mô hình này và huyện Long Phú là vùng rất có tiềm năng.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, trong 82 trang trại chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh có đến 53 trại chăn nuôi gia công; số lượng chăn nuôi theo quy mô trang trại chiếm khoảng 51% (với số lượng trên 1,6 triệu con) trong tổng số đàn gia cầm của tỉnh.

Lộc Ninh (Bình Phước) hiện có 3.648 ha tiêu, chiếm khoảng 30% diện tích, gần 40% sản lượng của cả tỉnh. Theo kế hoạch, trong năm 2014, năng suất vườn tiêu ở Lộc Ninh đạt khoảng 32,25 tạ/ha. Để hoàn thành kế hoạch sản lượng 10.929 tấn, Lộc Ninh đang thực hiện ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nhất là trong thời điểm hiện nay - thời kỳ các vườn tiêu đang ra hoa, đậu trái.

Ngoài ra, thời điểm này, nhiều loại trái cây như: chôm chôm, thanh long, xoài... cũng đang vào mùa thu hoạch rộ với giá bán khá thấp, làm ảnh hưởng đến giá trái cóc, nhất là khi thời gian qua có nhiều nhà vườn đã phát triển diện tích trồng làm nguồn cung cóc trái tăng.

Những năm gần đây, cam mật, cam xoàn ít bị bệnh, năng suất cao nên nhà vườn đang khôi phục và mở rộng diện tích trồng cây này. Hiện toàn huyện trồng khoảng 300ha cây cam mật, cam xoàn. Mỗi công cam cho thu nhập từ 10-50 triệu đồng sau khi trừ chi phí.