Những trợ thủ đưa vốn đến trúng đích
Thời gian qua, các tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV) thực sự là những “trợ thủ” đắc lực, góp phần tích cực cho công tác quản lý tốt nguồn vốn ủy thác và công tác giảm nghèo bền vững ở nhiều địa phương trong tỉnh Hậu Giang.
Quản lý tốt nguồn vốn
Anh Mai Chí Toại – Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, thông tin: Hội ND xã đang có 22 tổ TKVV, hiện có dư nợ đến 18 tỷ đồng với hơn 1.100 hộ vay. Thời gian qua, các tổ TKVV luôn làm tốt vai trò của mình trong công tác hỗ trợ, quản lý đồng vốn của các thành viên, giúp cho nợ quá hạn giảm chỉ còn 0,28%. Bên cạnh đó, các Tổ trưởng tổ TKVV trong xã còn thường xuyên đến từng gia đình hội viên động viên, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ họ trong quá trình sản xuất đạt hiệu quả.
Trong ảnh: Nhờ sự tích cực của các tổ TKVV, nhiều nông dân ở Hậu Giang đã làm giàu với mô hình sản xuất hiệu quả. Ảnh: N.Q
Hiện, các tổ chức hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh nhận ủy thác quản lý gần 2.300 tổ TKVV, với gần 98.800 hộ vay vốn tại 76 xã, phường, thị trấn. Việc quản lý chặt nguồn vốn của các tổ TKVV đã góp phần quan trọng giúp Ngân hàng CSXH hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.
Ông Nguyễn Thanh Triều - Giám đốc Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Hậu Giang
“Ngoài việc thường xuyên theo sát quá trình sản xuất của từng thành viên, tổ TKVV ấp còn tạo động lực rất lớn cho hộ vay phát triển sản xuất. Sau khi được tổ giới thiệu đi tham quan, những mô hình làm ăn mang lại hiệu quả kinh tế cao và trực tiếp tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, tôi đã mạnh dạn chuyển đổi 3.000m2 đất lúa sang trồng cam sành và nuôi thêm lợn sinh sản. Từ đó, giúp gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình, trung bình mỗi năm gia đình tôi thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng” - bà Nguyễn Thị Út (ngụ ấp 9B, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy) cho hay. Chia sẻ với chúng tôi, ông Lê Văn Nắm - Chủ tịch Hội ND xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ cho biết, Hội ND xã hiện có 11 tổ TKVV với trên 1.000 hội viên. Không chỉ tham gia thực hiện công tác quản lý nguồn vốn tốt, nhiều tổ trưởng tổ TKVV đã đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế gia đình.
Nhiều cách làm hay
Ông Trịnh Minh Cảnh - Chủ tịch UBND xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ cho rằng: Các tổ trưởng tổ TKVV giữ vai trò quan trọng trong công tác giảm nghèo, giúp xã hoàn thành chỉ tiêu thoát nghèo theo kế hoạch được giao. Đầu năm 2016, toàn xã còn 510 hộ nghèo và 46 hộ cận nghèo theo tiêu chuẩn mới. Do đó, đến hết năm 2016, địa phương tích cực phối hợp Ngân hàng CSXH và tổ chức hội, đoàn thể tiếp tục hỗ trợ cho các hộ nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, góp phần hoàn thành chỉ tiêu giảm từ 2-3% hộ nghèo trên địa bàn.
Bà Phạm Thị Nữ - Tổ trưởng tổ TKVV ấp 9A2, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, bộc bạch: “Tôi được bầu làm tổ trưởng tổ TKVV từ tháng 8.2013 đến nay. Thời gian đầu, tôi tiếp nhận 39 hộ, trong đó một nửa là hộ nghèo. Trước thực trạng đó, với sự hỗ trợ vốn của Ngân hàng CSXH, thông qua các buổi sinh hoạt tổ, bản thân tôi cùng hội đoàn thể chọn những mô hình làm ăn có hiệu quả và phù hợp với điều kiện của từng hộ để giới thiệu hội viên làm theo”.
Còn tại tổ TKVV ấp 9B, xã Vị Bình (huyện Vị Thủy), tổ đã chọn những mô hình làm ăn đạt lợi nhuận cao để định hướng cho các hội viên khác làm theo. Đồng thời tổ TKVV ấp 9B đã trực tiếp đi kiểm tra đối với các hộ vay và kịp thời báo cáo những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích. Nhờ đó, không chỉ giúp quản lý tốt nguồn vốn ủy thác mà còn góp phần tạo động lực cho nhiều hội viên nữ ở nông thôn thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.
Có thể bạn quan tâm
cần tập trung nâng cao chất lượng để gạo Việt có thể cạnh tranh tốt với Campuchia, Thái Lan cũng như các nước xuất khẩu gạo khác
Hợp tác xã Nông nghiệp Phương Anh đã mạnh mẽ và nhanh chóng chuyển sang hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012. Và những hạt giống nhỏ đã bắt đầu nảy mầm
Sở NN&PTNT Bình Thuận, ngày 20-10, cho biết hiện đã có 11 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đồng ý bảo hộ chỉ dẫn địa lý trái thanh long Bình Thuận.