Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Những Thức Ăn Cần Thiết Cho Bò Sữa

Những Thức Ăn Cần Thiết Cho Bò Sữa
Publish date: Wednesday. July 31st, 2013

Thức ăn cho bò sữa gồm 3 nhóm chính. Mỗi nhóm có đặc điểm dinh dưỡng riêng và có ảnh hưởng khác nhau đến năng suất, chất lượng, sức khỏe của bò sữa cũng như lợi tức của người chăn nuôi.

Thức ăn thô

Gồm các loại cỏ, rơm, phụ phẩm nông nghiệp, rau, củ, quả,... Đây là nhóm thức ăn chính, chiếm 60 -70% chất khô trong khẩu phần.

Thức ăn thô có khối lượng lớn nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng lại nhỏ; hàm lượng chất xơ thô lớn hơn 18% (theo chất khô).

Thức ăn thô có tác dụng làm đầy dạ cỏ, đảm bảo chức năng của dạ cỏ hoạt động bình thường, làm tăng tỷ lệ bơ trong sữa. Nếu cung cấp đủ thức ăn thô xanh chất lượng tốt, bò sữa sẽ sản xuất được 4-5 lít sữa/ngày.

Thức ăn tinh

Gồm các loại khô dầu, hạt ngũ cốc, tấm, cám, hèm bia, bã đậu, bã sắn..., góp phần cung cấp thêm các chất dinh dưỡng khi bò cho nhiều sữa (trên 4-5 lít/con/ngày). Thức ăn tinh là phần bổ sung vào khẩu phần cơ bản.

Nhóm thức ăn tinh tuy chiếm lượng nhỏ trong khẩu phần ăn nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng trong 1kg thức ăn lại lớn, hàm lượng xơ thấp dưới 18% (theo chất khô).

Căn cứ vào hàm lượng dinh dưỡng, thức ăn tinh được chia thành hai loại: thức ăn cung cấp năng lượng (giàu chất bột đường, hàm lượng protein thô dưới 20%) và thức ăn bổ sung đạm (hàm lượng protein thô trên 20%).

Thức ăn bổ sung

Thức ăn bổ sung được thêm vào khẩu phần với khối lượng nhỏ để cân bằng một số chất dinh dưỡng thiếu hụt như đạm, khoáng, vitamin,... Quan trọng nhất trong số thức ăn bổ sung cho bò sữa là urê và hỗn hợp khoáng vitamin.

Thức ăn bổ sung có tác dụng cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần, giúp cải thiện năng suất sữa, duy trì tình trạng sức khỏe và hoạt động sinh sản tốt cho bò.


Related news

Kỹ Thuật Phòng, Trị Bệnh Tiên Mao Trùng Ở Trâu, Bò Kỹ Thuật Phòng, Trị Bệnh Tiên Mao Trùng Ở Trâu, Bò

Bệnh tiên mao trùng là bệnh ký sinh trùng đường máu, trâu rất mẫn cảm với bệnh này. Bệnh không lây trực tiếp từ con vật ốm sang con vật lành mà do các loại ruồi trâu và mòng hút máu truyền bệnh.

Tuesday. July 23rd, 2013
Phát Triển Bò Sữa Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Phát Triển Bò Sữa Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Cách đây 20 năm, đàn bò của ĐBSCL (270.400 con) lớn hơn ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH - 171.200 con) và miền Đông Nam Bộ (MĐNB - 142.000 con). Nhưng sau đó, đàn bò ĐBSCL đã giảm đi nhanh chóng, năm 2000 chỉ còn 197.200 con. Trong khi đó đàn bò ĐBSH tăng nhanh tới 488.300 con và ở MĐNB đạt 423.900 con (gấp từ 2,2 đến 2,5 lần ĐBSCL).

Sunday. July 7th, 2013
Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Trâu, Bò Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Trâu, Bò

Theo số liệu thống kê có tới 13,8% số trâu, bò mắc bệnh Anthrax (bệnh than) hay còn có tên khác là tili ka bukhar hoặc milzrand. Hiện tượng thường gặp là lá lách sưng to. Nguyên nhân chính do tác nhân gây bệnh có tên là Bacillius anthracis, khi nhiễm bệnh nhiệt độ cơ thể tăng nhanh và sưng cổ

Wednesday. July 31st, 2013
Vô Sinh Tạm Thời Ở Bò Sữa Và Biện Pháp Can Thiệp Vô Sinh Tạm Thời Ở Bò Sữa Và Biện Pháp Can Thiệp

Không tiêm các dẫn xuất estrogen (trừ yêu cầu chữa bệnh của Thú y). Phân tích những thức ăn nghi ngờ có chứa Zearalenone hoặc độc tố nấm mốc. Hạn chế cho bò sinh sản ăn thức ăn có mycotoxin và những thức ăn có estrogen thảo mộc.

Wednesday. July 31st, 2013
Bệnh Bò Điên Bệnh Bò Điên

Bệnh thường xảy ra ở não và tuỷ sống. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định, nhưng người ta tin tác nhân gây bệnh là prion, một protein, gần giống vi-rút nhưng không có tính chất di truyền.

Wednesday. July 31st, 2013