Những tác dụng và tác hại của cây rau mồng tơi
Tuy vậy nếu quá lạm dụng, loại rau này vẫn có những hạn chế nhất định. Hãy chú ý những những tác dụng và tác hại của rau mồng tơi dưới đây để biết cách ăn uống hợp lý, tránh lạm dụng giúp cho loại rau này phát huy được những giá trị dinh dưỡng của nó.
Mồng tơi có tên khoa học là Basella alba L, đây là một loại cây dây leo phổ biến ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Lá và đọt thân còn non của cây mồng tơi thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày hoặc được dùng để làm thực phẩm bổ dưỡng nhằm hỗ trợ và điều trị một số bệnh thông thường.
Ăn rau mồng tơi có tác dụng gì
Rau mồng tơi khá dồi dào vitamin và khoáng chất. Nổi bật nhất là hàm lượng sắt, canxi, vitamin A, C và các vitamin nhóm B. Đây đều là những yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng cũng như có giá trị trong một số vấn đề về sức khỏe.
Cụ thể, mồng tơi là thực phẩm có lợi cho những người thiếu máu như: người cao tuổi, bị suy nhược cơ thể. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai thì nó vô cùng hữu ích, vì để hình thành một cơ thể sống hoàn thiện đòi hỏi người mẹ phải cung cấp các vi chất cần thiết để hạn chế những khuyết tật cho bé trong quá trình thai sản. Do đó, việc sử dụng những thực phẩm giàu vi lượng là việc làm vô cùng ý nghĩa đối với các bà mẹ. Không những vậy, rau mồng tơi còn giúp cho quá trình sinh đẻ được diễn ra thuận lợi hơn, sản phụ sẽ đỡ đau hơn trong quá trình co bóp tử cung, giúp hạn chế được những can thiệp ngoại khoa không mong muốn. Đồng thời, việc dùng cho phụ nữ sau khi sinh cũng rất tốt vì nó cũng có tác dụng giúp cho người mẹ vừa lợi sữa vừa bổ máu.
Các nhà dinh dưỡng học cũng thấy rằng, việc sử dụng rau mồng tơi vào cơ thể sinh ra rất ít năng lượng và chất béo, nhưng ngược lại trong nó có chứa rất nhiều những yếu tố dinh dưỡng khác. Do đó, đây là một trong những món ăn được khuyến nghị dành cho người béo phì, cũng như những bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc những người bị rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.
Trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh, làm cho rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu. Tác dụng trừ thấp nhiệt, làm cho người lao động ngoài trời nắng nóng duy trì được sức khỏe, phòng chống bệnh tật như mỏi mệt háo khát, bứt rứt.
Chất nhầy là một tính chất đặc biệt khiến cho rau mồng tơi có ý nghĩa đối với một căn bệnh mà ta thường gặp trong đời sống hiện đại ngày nay đó là chứng táo bón. Đối với những người có biểu hiện đã nhiều ngày không đi ngoài hoặc mỗi lần đi đều cảm giác khó khăn, hoặc phân ra được nhưng khô cứng và ít, cảm giác của người mắc phải các triệu chứng này khi đó rất khó chịu, thường xuyên có biểu hiện nặng bụng hoặc sôi bụng, có khi là đau quặn bụng vùng dưới hoặc quanh rốn.
Việc sử dụng rau mồng tơi trong vài ngày cũng cho người bệnh những hiệu quả khá tích cực vì chất nhầy có trong rau giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, nó kích thích các nhu động ruột và có tác dụng nhuận trường tốt. Nhưng nếu đối tượng là những người đang bị các bệnh về đại tràng cấp hoặc mạn tính thì việc sử dụng thuốc và điều trị chuyên khoa là điều mà người bệnh không thể bỏ qua.
Một giá trị có lợi khác của chất nhầy có trong mồng tơi là nó làm ngăn chặn quá trình hấp thu chất béo trong đường tiêu hóa, điều này có ý nghĩa đối với những đối tượng mong muốn giảm cân hoặc những bệnh nhân có rối loạn mỡ má.
Bên cạnh đó, theo Đông y mồng tơi có tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt trung, tán nhiệt, lợi đại tiện. Khi dùng lá tươi nấu canh dùng trong bữa ăn có thể giúp thanh nhiệt, nhuận trường. Ngoài ra, nếu lấy lá tươi giã nát đắp ngoài da ở một số nơi sưng viêm cũng có hiệu quả, ví dụ như sưng vú, nứt vú. Hoặc khi bị bỏng nhẹ ngoài da, phần nước sau khi giã lá mồng tơi cũng có tác dụng làm mát da, giải độc, giúp mau lành vết bỏng. Đồng thời việc dùng rau mồng tơi làm thực phẩm hàng ngày cũng giúp dưỡng da, trị rôm sảy, mụn nhọt hiệu quả, giải nhiệt trong mùa nóng. Mồng tơi có tác dụng tăng cường và lưu thông tân dịch trong cơ thể, cho nên ở những đối tượng hay bị khô nóng trong người, tiểu gắt, phân khô cứng khi sử dụng cũng mang lại hiệu quả tốt.
Canh rau lang nấu tôm
Rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất cao. Tuy vậy, nếu quá lạm dụng, loại rau này vẫn có thể gây ra những tác hại không mong muốn cho cơ thể.
Hấp thu kém
Rau mùng tơi chứa hàm lượng cao acid oxalic, một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng. Ngoài ra hàm lượng chất xơ nhiều trong rau mồng tơi sẽ gây trở ngại cho việc hấp thu một số chất như calcium, kẽm, sắt…
Để khắc phục vấn đề này, có thể ăn kèm các thực phẩm giàu trong một số vitamin C khi bạn ăn rau mùng tơi bằng cách kết hợp uống một ly nước cam hoặc cà chua. Vitamin C sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi và sắt.
Gây đầy bụng, khó tiêu
Theo kinh nghiệm lâu đời của ông cha ta, các loại rau có nhiều chất nhầy như mồng tơi, đay, các loại quả như mướp hương, khoai mỡ, đậu bắp… đều phải nấu chín trước khi ăn để phòng tránh tình trạng khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy…
Những người có tình trạng tỳ vị hư hàn (ăn uống không tiêu, đầy bụng, lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy hoặc thường đi cầu phân lỏng), người bị thấp trệ (mình mẩy cảm giác nặng nề, đau nhức xương khớp, bắp thịt khi độ ẩm môi trường tăng), đều không nên dùng hoặc dùng hạn chế.
Để tận dụng được các chất dinh dưỡng trong rau mồng tơi, khi chế biến cần phải nấu vừa chín tới, tức là không để quá chín mà cũng không còn sống.
Sỏi thận
Đối với người mắc bệnh sỏi thận, nên tránh ăn rau mùng tơi. Nguyên nhân là do rau mùng tơi chứa nhiều purin, hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric. Hàm lượng cao axít uric trong cơ thể làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mùng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.
Gây mảng bám răng
Một tác dụng phụ phổ biến nhưng vô hại của việc ăn rau mùng tơi đó là có cảm giác như răng có mảng bám hoặc nhớt. Nguyên nhân là do các acid oxalic trong thực phẩm này. Acid oxalic có chứa tinh thể nhỏ, không hòa tan trong nước, dễ bám vào răng.
Tiêu chảy
Điều mọi người cần lưu ý là những người từ trước đã ít dùng chất xơ thì cũng chỉ nên tăng dần từng ít một chứ không nên tăng nhanh một cách đột ngột sẽ gây rối loạn tiêu hóa; người có tình trạng tiêu chảy, tiêu lỏng, viêm loét dạ dày, tá tràng cũng nên thận trọng với thực phẩm có nhiều chất xơ.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, khá nhiều người đã tận dụng không gian trống ngoài vườn hay sân thượng để trồng rau xanh tại nhà, đây là một nhu cầu chăm sóc bữa ăn tất yếu của mọi gia đình. Loại rau mồng tơi vô cùng dễ trồng và tốt cho sức khỏe là lựa chọn phổ biến nhất. Hãy bổ sung vào cẩm nang của mình những kiến thức gieo trồng và chăm sóc rau sau đây để có kết quả như ý.
Mồng tơi là loại rau ăn lá nhiệt đới, sinh trưởng mạnh, thích hợp ở nhiệt độ từ 25-30 độ C rất phổ biến ở miền Nam. Là dạng dây leo, lá to bản, mọng nước và mềm. Bộ rễ ăn nông ( chỉ phát triển mạnh phần rễ phụ gần mặt đất)
Ngày trước thì mồng tơi là loại rau thông dụng trong các bữa ăn của nhà nghèo vì loại rau này rất dễ sống, khi cây mồng tơi già có hạt chín rơi rụng xuống đất lâu ngày sẽ mọc lên cây khác, vì vậy mà mọi người có thể hái lá để nấu canh. Cho đến ngày nay thì rau mồng tơi đã được ưa chuộng hơn trong các bữa ăn của mọi gia đình, không chỉ giá thành rẻ mà mồng tơi còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng như các loại vitamin và khoáng chất, sắt, canxi,... giúp bổ máu, thanh nhiệt, giải độc, nhuận trường,...