Những lưu ý để cho cá ăn một cách khoa học và hiệu quả
Tuy nhiên không có một ngưỡng cố định để phân biệt giữa việc cho ăn thiếu, đủ hay thừa, chủ yếu dựa vào việc kết hợp giữa lượng cho ăn theo khuyến cáo của nhà sản xuất thức ăn và kinh nghiệm của người nuôi. Do đó để có thể cho cá ăn một cách khoa học và hiệu quả bà con nên lưu ý một số điểm sau:
- Số lần cho ăn: Cá ở giai đoạn nhỏ cần được ăn nhiều lần một ngày, và có thể cho ăn dư một chút, miễn là thức ăn thừa sẽ được dọn đi định kỳ. Cá ở giai đoạn lớn hơn số lần cho ăn trong ngày ít hơn nhưng lượng thức ăn tiêu thụ lại nhiều hơn.
- Nhiệt độ nước: vào những ngày trời quá nóng hoặc quá lạnh có thể giảm hoặc ngừng cho ăn để đảm bảo việc sử dụng thức ăn đạt hiệu quả cao nhất.
- Chất lượng thức ăn: tùy từng giai đoạn của cá có những loại thức ăn phù hợp
Kích cỡ cá | Loại thức ăn |
5 – 20 g | Dạng viên mảnh 30% đạm |
20 – 100 g | Viên nổi 26% đạm |
100 – 300 g | Viên nổi 22% đạm |
> 300g | Viên nổi 18% đạm |
- Kích thước hạt thức ăn cũng phải hợp lí không nên sử dụng những viên thức ăn quá nhỏ hoặc quá lớn so với cỡ mồm. Nên cho cá ăn loại thức ăn theo khuyến cáo của nhà sản xuất được ghi trên các bao bì đựng thức ăn.
Do lượng thức ăn cá sử dụng phụ thuộc vào trọng lượng thân, chất lượng thức ăn, nhiệt độ nước, do vậy bà con nên thực hiện kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá hàng tháng, ghi chép cẩn thận lượng cá chết hàng ngày, ước tính lượng thức ăn dư thừa hàng ngày để có thể ước tính trọng lượng cá trong ao từ đó định lượng mức cho ăn hàng ngày một cách tương đối chính xác.
- Ngoài ra, bà con cũng nên cho cá ăn vào một khung thời gian và địa điểm nhất định để kích thích tính ăn đồng thời để cá tập trung ăn một chỗ sẽ dễ dàng quản lý lượng thức ăn dư thừa.
Tags: nuoi ca, thuy san, nuoi trong thuy san
Có thể bạn quan tâm
ThS Dương Thị Thành và nhóm cộng sự ở Khoa Môi trường Trường ĐH Bách khoa TPHCM, đã nghiên cứu thành công việc ứng dụng sò huyết và tảo để xử lý nước thải ao nuôi tôm.
Để tạo ra những con giống có chất lượng, phải tuân thủ một quy trình sản xuất hoàn chỉnh. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc quy trình sản xuất giống TTCT của Công ty TNHH Uni-President Việt Nam.
Những năm gần đây, nhiều hộ nuôi tôm trong tỉnh đã áp dụng phương pháp nuôi có sử dụng chế phẩm sinh học. Mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả khá cao, có gần 75% số hộ áp dụng mô hình này thu lợi nhuận ổn định.
Đối với những người đã từng nuôi tôm sú, thì khi chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng hầu như không gặp trở ngại nếu nuôi mật độ 50-60 con/m2. Tuy nhiên từ mật độ 70-100 con/m2 trở lên đòi hỏi người nuôi phải chuẩn bị tốt kỹ năng từ khâu chuẩn bị ao hồ đến chăm sóc tôm nuôi.
Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, hiện mật độ vi khuẩn Vibro kiểm tra trong các mẫu nước ao nuôi đều ở mức thấp, chưa thể phát triển gây bệnh cho tôm; không phát hiện vi rút gây bệnh đốm trắng, ký sinh trùng trên các mẫu tôm kiểm tra.