Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Những lưu ý để cho cá ăn một cách khoa học và hiệu quả

Những lưu ý để cho cá ăn một cách khoa học và hiệu quả
Publish date: Saturday. May 30th, 2015

Tuy nhiên không có một ngưỡng cố định để phân biệt giữa việc cho ăn thiếu, đủ hay thừa, chủ yếu dựa vào việc kết hợp giữa lượng cho ăn theo khuyến cáo của nhà sản xuất thức ăn và kinh nghiệm của người nuôi. Do đó để có thể cho cá ăn một cách khoa học và hiệu quả bà con nên lưu ý một số điểm sau:

 - Số lần cho ăn: Cá ở giai đoạn nhỏ cần được ăn nhiều lần một ngày, và có thể cho ăn dư một chút, miễn là thức ăn thừa sẽ được dọn đi định kỳ. Cá ở giai đoạn lớn hơn số lần cho ăn trong ngày ít hơn nhưng lượng thức ăn tiêu thụ lại nhiều hơn.

- Nhiệt độ nước: vào những ngày trời quá nóng hoặc quá lạnh có thể giảm hoặc ngừng cho ăn để đảm bảo việc sử dụng thức ăn đạt hiệu quả cao nhất.

- Chất lượng thức ăn: tùy từng giai đoạn của cá có những loại thức ăn phù hợp

Kích cỡ cá

Loại thức ăn

5 – 20 g

Dạng viên mảnh 30% đạm

20 – 100 g

Viên nổi 26% đạm

100 – 300 g

Viên nổi 22% đạm

> 300g

Viên nổi 18% đạm

 - Kích thước hạt thức ăn cũng phải hợp lí không nên sử dụng những viên thức ăn quá nhỏ hoặc quá lớn so với cỡ mồm. Nên cho cá ăn loại thức ăn theo khuyến cáo của nhà sản xuất được ghi trên các bao bì đựng thức ăn.

Do lượng thức ăn cá sử dụng phụ thuộc vào trọng lượng thân, chất lượng thức ăn, nhiệt độ nước, do vậy bà con nên thực hiện kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá hàng tháng, ghi chép cẩn thận lượng cá chết hàng ngày, ước tính lượng thức ăn dư thừa hàng ngày để có thể ước tính trọng lượng cá trong ao từ đó định lượng mức cho ăn hàng ngày một cách tương đối chính xác.

- Ngoài ra, bà con cũng nên cho cá ăn vào một khung thời gian và địa điểm nhất định để kích thích tính ăn đồng thời để cá tập trung ăn một chỗ sẽ dễ dàng quản lý lượng thức ăn dư thừa.

Tags: nuoi ca, thuy san, nuoi trong thuy san


Related news

Phòng bệnh IHHNV trên tôm nuôi nước lợ Phòng bệnh IHHNV trên tôm nuôi nước lợ

Kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y một số tỉnh ĐBSCL cho thấy, tỷ lệ mẫu tôm bệnh dương tính đối với bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV) trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng là khá cao, gây ra những thiệt hại đáng kể trên tôm nuôi. Do đó, chủ động phòng ngừa bệnh này là vô cùng cần thiết.

Friday. August 14th, 2015
Kinh nghiệm về phòng bệnh cho tôm của nông dân Kinh nghiệm về phòng bệnh cho tôm của nông dân

Kể từ thời điểm cuối năm 2013, giá tôm nguyên liệu trên thị trường tăng cao, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Cái Nước đua nhau thuê cơ giới đào ao nuôi tôm công nghiệp. Phần lớn nông dân đào ao tuỳ thuộc vào diện tích đất của gia đình, đất ít thì đào ao nhỏ, diện tích đất càng nhiều thì bà con thiết kế ao càng lớn. Tuy nhiên, qua quá trình nuôi tôm, nhiều hộ rút ra kinh nghiệm: nuôi tôm trong ao nhỏ hiệu quả mang lại cao hơn.

Friday. August 14th, 2015
Nuôi tôm độ mặn thấp để kiểm soát vi khuẩn Vibrio Nuôi tôm độ mặn thấp để kiểm soát vi khuẩn Vibrio

Kỹ thuật nuôi tôm độ mặn thấp ở miền Nam Ecuador đã được thực hiện ở các trại nuôi trong đất liền sử dụng nguồn nước ngầm được bơm vào các ao có diện tích 0.5 – 1 ha có che phủ bạt. Quạt nước được vận hành trong suốt quá trình nuôi với sản lượng tôm thu được từ 7-10 tấn tôm/ha sau 90 đến 120 ngày nuôi.

Friday. August 14th, 2015
Phòng trị bệnh tôm càng xanh khó lột vỏ Phòng trị bệnh tôm càng xanh khó lột vỏ

Tôm cành xanh lớn lên qua các lần lột vỏ. Tôm chậm lột vỏ hoặc không lột vỏ thì giảm tăng trưởng, dễ bị bệnh, còi cọc, giảm năng suất nuôi.

Friday. August 14th, 2015
Vi khuẩn Bacillus có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh EMS và giúp nâng cao năng suất tôm Vi khuẩn Bacillus có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh EMS và giúp nâng cao năng suất tôm

Vào đầu năm 2014, một thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của hỗn hợp các dòng vi khuẩn Bacillus lên vi khuẩn gây bệnh EMS ở giai đoạn ấu trùng và tôm giống được thực hiện ở trại sản xuất giống thương mại ở Mexico.

Friday. August 14th, 2015