Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Những HTX Điển Hình Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi

Những HTX Điển Hình Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi
Ngày đăng: 08/12/2014

Trong số hơn 30 HTX sản xuất, kinh doanh mạnh của tỉnh, HTX dịch vụ nông nghiệp (DVNN) Nam Dương, xã Nam Dương (Nam Trực), HTXDVNN Thịnh Thắng, xã Giao Thịnh (Giao Thủy) là những điển hình về tổ chức các hoạt động dịch vụ thiết yếu mang lại hiệu quả cao. Các HTX đã tập trung nguồn lực, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ, phục vụ xã viên trong các khâu trong quá trình sản xuất. Nhờ vậy, nhiều hộ xã viên đã nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Để thúc đẩy hỗ trợ sản xuất, các HTX thường xuyên phối hợp với các Cty, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vật tư nông nghiệp (phân bón, giống); tổ chức tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật cho xã viên, xây dựng mô hình trình diễn các loại giống cây trồng.

Về thăm cánh đồng màu xã Nam Dương, trải dài trước mắt chúng tôi là một màu xanh ngút ngàn của các loại rau như cải bắp, cải canh, su hào, bí xanh đông… Với truyền thống thâm canh giỏi, từ nhiều năm nay, vụ đông đã trở thành vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa mang lại thu nhập cao cho nông dân xã Nam Dương.

Vụ đông 2014, xã Nam Dương xây dựng kế hoạch trồng trên 270ha rau màu các loại. Để bảo đảm thời vụ, ngay từ đầu năm, Ban Nông nghiệp và HTXDVNN xã đã vận động xã viên cấy lúa xuân ngắn ngày - lúa mùa sớm để mở rộng diện tích cây vụ đông trên chân ruộng 2 vụ lúa. Chị Trần Thị Mai, thôn Quán Triền cho biết, vụ đông năm nay, được HTXDVNN hướng dẫn về thời vụ gieo cấy, gia đình tôi có thêm diện tích trồng hơn 2 sào rau màu vụ đông trên chân ruộng 2 vụ lúa, chủ yếu là su hào và cải bắp.

Đây là loại cây trồng có thời vụ ngắn, vừa chủ động trong thu hoạch, vừa đảm bảo kịp tiến độ làm đất vụ xuân. Hiện su hào và cải bắp đều đã cho thu hoạch, gia đình tôi đang tranh thủ làm đất, trồng tiếp lứa 2 để phục vụ thị trường vào dịp Tết Nguyên đán.

Nét mới trong sản xuất vụ đông ở Nam Dương những năm gần đây là việc thực hiện quy hoạch đất nông nghiệp để áp dụng triệt để phương pháp “4 cùng” (cùng giống, cùng thời vụ, cùng kỹ thuật thâm canh và cùng vùng canh tác). Hiện tại, xã đã quy hoạch được 3 vùng canh tác là vùng cấy lúa với diện tích 100ha, vùng trồng rau và cây màu xuất khẩu và vùng trồng rau an toàn…

Trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất, HTXDVNN đã tổ chức các khâu dịch vụ làm đất, đảm bảo tưới tiêu nước cho cây màu vụ đông và hướng dẫn xã viên gieo trồng theo cơ cấu, bổ sung nhóm cây ưa lạnh vào canh tác, gieo rải vụ các loại rau màu…

Hiện, toàn xã đã trồng 100ha khoai tây, 20ha cà chua, 10ha khoai lang và 150ha rau đậu các loại; trong đó, cây khoai tây tăng 15ha, rau các loại tăng 30ha so với năm trước. Để hỗ trợ xã viên trồng cây vụ đông hiệu quả, HTXDVNN Nam Dương đã làm tốt vai trò cung ứng dịch vụ vật tư nông nghiệp và xây dựng mô hình ứng dụng kỹ thuật mới trong thâm canh; khảo nghiệm thành công và đưa vào trồng đại trà nhiều giống cây trồng chất lượng cao, như khoai tây Solara, rau màu các loại… thu nhập ước đạt 6 triệu đồng/sào.

Bên cạnh đó, HTX đã tổ chức 8-10 lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh cây trồng, phương pháp sử dụng an toàn các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cải tiến dụng cụ làm đất, bình phun thuốc trừ sâu.

Ngoài ra, Ban quản trị HTX đã mời cán bộ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở KH và CN) mở các lớp tập huấn, cấp phát và hướng dẫn nhân dân sử dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây màu vụ đông góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn, hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững.

Đối với HTXDVNN Thịnh Thắng, xã Giao Thịnh (Giao Thủy), được giao quản lý gần 270ha đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 9 đội sản xuất, căn cứ vào sự chỉ đạo về chuyên môn của Phòng NN và PTNT huyện Giao Thủy.

Ngay từ đầu năm, Ban quản trị HTX Thịnh Thắng đã lập kế hoạch cụ thể cho công tác sản xuất, kinh doanh dịch vụ và phát động phong trào thi đua xuống các xóm, đội nhằm đảm bảo tăng năng suất cây trồng, thực hiện kế hoạch sản xuất, đào đắp thủy lợi nội đồng, giải tỏa kênh mương, dòng chảy, đáp ứng yêu cầu tưới tiêu.

HTX đã tham mưu cho UBND xã xây dựng vùng chuyên canh lúa đặc sản và thống nhất với các đội sản xuất, khoanh vùng cấy các giống lúa có giá trị kinh tế cao như Bắc thơm số 7, N97, Nam Định 1 đạt 60% diện tích; 40% diện tích còn lại cấy các loại giống lúa lai cho năng suất cao. Để đảm bảo yêu cầu thâm canh, Ban quản trị HTX đã hướng dẫn xã viên thực hiện nghiêm ngặt quy trình về thời vụ.

Hằng vụ, HTX tổ chức nạo vét kênh mương nội đồng (bình quân mỗi năm đào đắp trên 11 nghìn m3; thường xuyên tổ chức giải tỏa, lưu thông dòng chảy cho 35km kênh mương cấp 2, 3 và kênh tiêu; chủ động điều tiết nước hợp lý cho từng thời điểm sinh trưởng cấy lúa. Trong sản xuất vụ đông, HTX đã phát động cho xã viên trồng cây vụ đông trên đất 2 lúa với những diện tích có đủ điều kiện thâm canh như bí xanh, đậu tương, cà chua và rau màu các loại.

HTX đã hỗ trợ giống bí xanh đông để xã viên có điều kiện mở rộng diện tích sản xuất. Để hỗ trợ xã viên sản xuất hiệu quả, HTX tận dụng tối đa nguồn vốn lưu động hiện có, ký kết hợp đồng cung ứng vật tư phục vụ cho xã viên và hỗ trợ 1 phần vốn cho các hộ xã viên còn thiếu vốn sản xuất cả về giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; bình quân mỗi năm, HTX cung ứng 20 đến 25 tấn thóc giống, 100-130 tấn phân bón các loại.

Cùng với đó, HTX xây dựng một số mô hình trồng khảo nghiệm các giống cây mới để đưa vào sản xuất đại trà như giống măng tây, cà chua, khoai tây; thử nghiệm các loại phân bón, thuốc trừ sâu thích hợp với chất đất và tập quán canh tác của xã viên, đội ngũ cán bộ tổ dịch vụ của HTX Thịnh Thắng còn làm tốt công tác dự tính, dự báo tình hình thời tiết và diễn biến sâu bệnh để xã viên chủ động phòng trừ, bảo vệ cây trồng.

Từ đầu năm đến nay, HTX đã đầu tư trên 2 tỷ đồng nhập phân bón, giống cây trồng các loại cung ứng cho các hộ dân; tổ chức tập huấn kỹ thuật thâm canh rau màu vụ đông, nuôi cá nước ngọt và nuôi lợn sinh sản, móc túi sợi cho gần 300 lượt người.

Từ hiệu quả của hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, doanh thu của các HTX đạt từ 1,2-1,5 tỷ đồng/năm. Với sự đa dạng về hoạt động dịch vụ, các HTX đã tích cực hỗ trợ xã viên phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, làm tốt các khâu dịch vụ đảm bảo phục vụ, sản xuất, liên kết, liên doanh ứng dụng tiến bộ về khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đảm bảo đầu ra, tăng thu nhập cho xã viên, phát huy vai trò “bà đỡ” trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.

Nguồn bài viết: http://baonamdinh.com.vn/channel/5085/201412/nhung-htx-dien-hinh-san-xuat-kinh-doanh-gioi-2380909/


Có thể bạn quan tâm

Thoát Nghèo Bằng... Con Ếch Thái Thoát Nghèo Bằng... Con Ếch Thái

Ông Nguyễn Văn Tân là người đầu tiên đưa ếch Thái Lan về nuôi ở xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu, Nam Định. Từ mô hình của ông, nhiều gia đình trong xã đã làm theo và đang làm giàu bền vững.

25/02/2014
Gia Vị, Trứng Gia Cầm Tăng Mạnh Gia Vị, Trứng Gia Cầm Tăng Mạnh

Gừng tươi lâu nay ổn định từ 40.000 đồng – 50.000/kg nay tăng lên 80.000 đồng/kg; trứng giá cầm tăng 3.000 – 5.000 đồng/hộp (10 trứng). Theo lý giải của các tiểu thương, hiện nay các mặt hàng gia vị hàng không đáp ứng đủ nên giá tăng lên. Bên cạnh đó, hiện đang vào mùa sản xuất bánh trung thu nên nhu cầu trứng tăng cao, vì vậy giá trứng gia cầm tăng mạnh.

18/07/2014
Bùng Phát Dịch Lở Mồm Long Móng Bùng Phát Dịch Lở Mồm Long Móng

Ngay sau đó, mầm bệnh tiếp tục lây lan sang đàn bò của ông Nguyễn Tấn Xí trú cùng thôn. Ông Thống nói: “Tính đến thời điểm này, tại thôn Trung Phường của xã Duy Hải đã có 8 con bò bị nhiễm dịch lở mồm long móng.

18/07/2014
Mô Hình Mô Hình "Cánh Đồng Mẫu Lớn" "Trục Trặc" Trong Liên Kết

“Cánh đồng mẫu lớn” (CĐML) là hình thức sản xuất tập trung, phát huy mối liên kết “4 nhà”, tạo đầu ra ổn định với lợi nhuận cao cho nông dân (ND), giúp ND yên tâm sản xuất.

25/03/2014
Cà Mau Hơn 965 Ha Tôm Công Nghiệp Bị Thiệt Hại Cà Mau Hơn 965 Ha Tôm Công Nghiệp Bị Thiệt Hại

Theo báo cáo của Chi cục Thú y Cà Mau, 6 tháng đầu năm nay tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp diễn biến phức tạp và lây lan trên diện rộng, chưa có chiều hướng suy giảm. Tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn tỉnh gần 7.500 ha, trong đó diện tích đang thả nuôi hơn 5.800 ha, còn lại đang phơi đầm và cải tạo.

19/07/2014