Những điều cần biết về hội chứng tôm chết sớm trong chăn nuôi tôm - Phần 1
Lời khuyên về cách tránh những thiệt hại lớn khi chăn nuôi tôm do hội chứng tôm chết sớm (EMS) - đây là một trong những căn bệnh tàn phá ngành chăn nuôi tôm dữ dội nhất trong thập kỷ qua.
Hình ảnh ao nuôi tôm chụp từ trên không. Ảnh: Alune
Năm 2018, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) đã báo cáo rằng sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới đạt mốc cao nhất mọi thời đại là 114,5 triệu tấn, trị giá 263,6 tỷ đô la doanh thu tại trang trại. Sản lượng giáp xác là 9,4 triệu tấn, trị giá 69,3 tỷ đô la mà 52.9% trong số đó đến từ tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương (Litopenaeus vannamei).
Khi ngành nuôi trồng thủy sản phát triển và ngành công nghiệp tìm kiếm sự ổn định để hỗ trợ cho tốc độ tăng trưởng bền vững thì việc phòng ngừa, dự báo và quản lý dịch bệnh có liên quan mật thiết hơn bao giờ hết. Một trong số những căn bệnh phức tạp nhất trong chăn nuôi tôm (đặc biệt là trong chăn nuôi tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương) là hội chứng tôm chết sớm (EMS), hay còn được gọi là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND).
Kể từ khi được phát hiện vào năm 2009 thì EMS/ AHPND đã là một trong những thách thức lớn đối với ngành chăn nuôi tôm. Sau khi được phát hiện ở Trung Quốc thì hội chứng tôm chết sớm (EMS) đã lây lan sang nhiều quốc gia ở Đông Nam Á. Do tỷ lệ tử vong cao nên nhiều quốc gia sản xuất tôm bị ảnh hưởng bởi EMS/ AHPND đã nếm mùi sản lượng và doanh thu xuất khẩu sụt giảm đáng kể.
Bài viết này sẽ đi sâu tìm hiểu hội chứng tôm hết sớm/ jooij chứng hoại tử gan tụy cấp tính là gì, thiệt hại mà nó gây ra và các biện pháp khác nhau để ngăn ngừa và chống lại sự bùng phát của hội chứng tôm chết sớm.
EMS/ AHPND là gì?
Vào năm 2009, đã xảy ra một đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng gây ra tỷ lệ tử vong cho tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương và tôm sú ở miền nam Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu ban đầu gọi bệnh này là hội chứng tôm chết sớm (EMS) hoặc hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS). Đến năm 2010, nhiều trang trại ở Trung Quốc đã bị ảnh hưởng và vào năm 2011, EMS/ AHPNS đã được phát hiện ở Việt Nam và Malaysia. Căn bệnh này cũng đã được xác nhận ở Thái Lan vào năm 2012.
Các nhà nghiên cứu lúc ban đầu bị bối rối bởi nguyên nhân gây ra EMS/ AHPNS. Đã có một số giả thuyết đặt ra chẳng hạn như các chất độc trong môi trường và các tác nhân lây nhiễm, nhưng các nghiên cứu về những phạm vi này đều đã thất bại.
Hình 1. Tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương non có dấu hiệu mắc hội chứng tôm chết sớm/ bệnh hoại tử gan tụy cấp tính cấp độ nặng. Ảnh: GS D.V. Lightner
Vấn đề hóc búa này đã được Lộc Trần giải đáp vào năm 2013 và phát hiện đột phá của nhóm anh cho rằng chứng bệnh này được gây ra bởi một dòng vi khuẩn mang tên Vibrio parahaemolyticus, chúng có mặt ở khắp mọi nơi trong nước nuôi. Bằng hiểu biết chuyên sâu hơn về tác nhân lây nhiễm đã có một tên riêng dành cho EMS/ AHPNS đã được đề xuất đó là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND).
AHPND lây nhiễm cho tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương và tôm sú non hoặc con giống của hai loài này, với tỷ lệ chết 100% trong vòng 10 đến 35 ngày sau khi thả giống. Vi khuẩn V. parahaemolyticus được tìm thấy tự nhiên ở các vùng nước ven biển và cửa sông và gây ra hội chứng tôm chết sớm/ chứng hoại tử gan tụy cấp tính, chúng có chứa hai gen độc hại đó là Pir A và Pir B. Các loài không chứa tả biển parahaemolyticus như V. campbellii, V. harveyi, V. owensii và V. punensis cũng được phát hiện có chứa các gen độc hại và có thể gây ra EMS/ AHPND. Dưới điều kiện an toàn sinh học thấp, vi khuẩn có thể dễ dàng lây lan giữa các ao và các trang trại lân cận thông qua nước thải.
EMS/ AHPND có thể được phát hiện bằng cách nhìn vào các dấu hiệu vật lý bên ngoài của tôm bao gồm gan tụy nhợt nhạt, tóp lại hoặc teo, vỏ mềm và đường ruột luôn trống rỗng cục bộ. Tuy nhiên, để xác định bệnh cần phải kiểm tra mô học trong phòng thí nghiệm. Trong giai đoạn cấp tính, tôm bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính sẽ có biểu hiện bong tróc các tế bào biểu mô hình ống trong gan tụy như trong Hình 2.
Hình 2. Sự bong tróc của các tế bào biểu mô hình ống trong gan tụy ở tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương non. Ảnh: GS D.V. Lightner
Các trại ương giống là một trong những nguồn chính của hội chứng tôm chết sớm/ hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (lây lan bệnh qua tôm giống bị nhiễm bệnh) có thể gây ra đợt bùng phát sớm nhất là 14 ngày sau khi thả giống. Bệnh này cũng có thể lây lan qua ô nhiễm chéo (nơi mầm bệnh xâm nhập vào ao thông qua thiết bị, giày/chân, chim hoặc cua) hoặc nếu mầm bệnh không được loại bỏ khỏi vụ nuôi tôm trước đó trong ao. Tôm dễ bị nhiễm bệnh hơn trong một số điều kiện môi trường nhất định mà điều kiện đó thúc đẩy sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn. Các yếu tố này bao gồm:
- Mức độ dinh dưỡng cao trong nước ao từ việc bổ sung phân bón hoặc mật đường.
- Nước có nhiệt độ cao, độ mặn > 5 ppt và độ pH > 7.
- Quá trình lưu thông nước kém và đa dạng sinh học sinh vật phù du thấp.
- Sự tích tụ của các chất cặn hữu cơ chẳng hạn như thức ăn thừa và xác tôm.
Có thể bạn quan tâm
Màu sắc là một yếu tố quan trọng xác định việc người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm đo đó nó cũng quyết định giá trị của tôm nuôi.
Tôm mắc bệnh thường có vỏ mỏng, nhăn nheo, gợn sóng và tình trạng mềm vỏ kéo dài trong vài tuần, tôm bệnh, dễ bị sinh vật bám ký sinh và mầm bệnh tấn công.
Bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng có thể xuất hiện từ giai đoạn 20 – 90 ngày tuổi và tập trung nhiều nhất từ 25 – 45 ngày tuổi.