Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (9-15/7)
Tại các tỉnh Bắc bộ, trứng sâu đục thân 2 chấm tiếp tục nở, sâu non gây dảnh héo trên mạ và lúa Mùa sớm.
Trên lúa
Các tỉnh Bắc bộ: Rầy non - rầy lưng trắng hại diện hẹp trên mạ Mùa và lúa Mùa cực sớm – sớm, lúa sạ. Ốc bươu vàng, chuột, bệnh đạo ôn lá, sâu cuốn lá, tuyến trùng, sâu cắn gié, bệnh đốm sọc vi khuẩn... tiếp tục hại.
Các tỉnh Bắc Trung bộ: Ốc bươu vàng, chuột, bọ trĩ tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên lúa Hè Thu giai đoạn đầu vụ.
Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá... gây hại lúa giai đoạn đứng cái - đòng trỗ. Chuột gây hại trên các trà lúa Xuân Hè giai đoạn đòng trỗ, hại nặng cục bộ ruộng ven làng, đồi gò, kênh mương, những nơi tổ chức phòng trừ chưa tốt.
Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL: Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi trưởng thành mang trứng – tuổi 1. Bệnh đạo ôn lá xuất hiện trên lúa Hè Thu giai đoạn đẻ nhánh với mức độ nhẹ, bệnh đạo ôn cổ bông xuất hiện ở giai đoạn đòng trỗ. Ngoài ra cần lưu ý bọ trĩ trên lúa mới gieo sạ, rầy phấn trắng giai đoạn mạ - đẻ nhánh; bệnh cháy bìa lá, chuột giai đoạn đòng trỗ - chín.
Trên cây trồng khác
Cây ngô và rau, màu: Bệnh huyết dụ, bệnh lùn sọc đen, sâu đục thân có xu hướng gây hại tăng trên cây ngô; bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang, bọ trĩ... gây hại nhẹ đến trung bình trên rau màu; Sâu keo mùa thu tiếp tục phát sinh gây hại các vùng trồng ngô trong cả nước.
Cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi): Ruồi đục quả, nhện đỏ, rệp sáp, sâu vẽ bùa... tiếp tục hại; Bệnh chảy gôm, bệnh loét, bệnh sẹo, bệnh rụng quả... gây hại trên các vườn cây già cỗi chăm sóc kém và phòng trừ không tốt.
Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại tại các tỉnh phía Nam.
Cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, bệnh thối búp... tiếp tục gây hại.
Cây mía: Bệnh trắng lá, bệnh chồi cỏ, sâu non bọ hung... gây hại cục bộ tại vùng ổ dịch.
Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục gây hại.
Cây cà phê: Rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, khô quả, mọt đục quả... tiếp tục gây hại.
Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm... tiếp tục gây hại.
Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành, bệnh khô cành... gia tăng hại.
Cây sầu riêng: Bệnh nứt thân xì mủ, bệnh thán thư... gây hại nhẹ.
Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, thối rễ tóp cành phát sinh gây hại.
Cây dừa: Bọ cánh cứng, bệnh thối nõn... tiếp tục gây hại.
Cây lâm nghiệp: Châu chấu tre lưng vàng tiếp tục gây hại.
KHUYẾN CÁO
Một tháng trở lại đây, nhiều tỉnh thành khắp cả nước như Đồng Nai, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hòa Bình, Tuyên Quang… đều đã phát hiện một loại sâu gây hại trên ruộng ngô, loài này có đặc điểm hình thái, gây hại giống nhau được gọi là sâu keo mùa thu. Dù đã được cảnh báo, nông dân phun nhiều loại thuốc BVTV nhưng vẫn không thể khống chế được sự lây lan.
Sâu keo mùa thu có tên khoa học là Spodoptera Frugiperd. Sau khi xuất hiện ở châu Mỹ, Châu Phi và đến nay là châu Á. Ở Việt Nam, loài này đã xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Sâu keo mùa thu có khả năng di trú trung bình 10 km, nếu gặp gió có thể đi xa đến 100 km. Trong đó, bắp là loài cây trồng ưa thích của loài sâu này.
Trong tình trạng sâu keo tàn nặng nề và lan rộng, Nông dược HAI đưa ra giải pháp trị sâu keo hiệu quả nhất để bà con áp dụng:
THUỐC TRỪ SÂU HOPSAN 75EC: Pha 30-40 ml/10 lít nước.
THUỐC TRỪ SÂU WELLOF 330EC: Pha 30 ml/10 lít nước.
Lưu ý phun khi sâu mới xuất hiện, nên phun vào lúc trời mát và phun ướt đều cây trồng, nhất là phần đọt non nơi sâu tập trung sinh sống và gây hại.
Có thể bạn quan tâm
Với quy mô 10ha, mô hình được triển khai tại cánh đồng 42, thôn 2 Tâng, xã Thanh Hương; sử dụng giống Bắc thơm số 7 để làm đối chứng so sánh
Chi Lăng là huyện có diện tích na lớn nhất tỉnh Lạng Sơn. Để nâng cao giá trị sản phẩm, huyện chú trọng các biện pháp sản xuất na theo hướng nông nghiệp tốt
Nhờ trồng khổ qua (mướp đắng) bằng màng phủ nông nghiệp, gia đình chị Phan Thị Thảo, ở thôn Phú Thạnh, xã An Chấn (Tuy An - Phú Yên) có thu trên 50 triệu đồng